Thứ bảy, 08/04/2023, 06:00 (GMT+7)

Dư chấn của quảng cáo ngoài trời sau đại dịch

Phương Uyên (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Luôn chiếm chi phí lớn trong mỗi chiến dịch, quảng cáo ngoài trời đã thay đổi thế nào sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19?

Ảnh hưởng của đại dịch đối với quảng cáo ngoài trời

Dịch COVID-19 xảy ra đã khiến nhiều điều xáo trộn, trong đó có ngành quảng cáo ngoài trời. Với những áp lực về chi phí quảng cáo, địa điểm đẹp, cần tiếp cận nhiều khách hàng, quảng cáo ngoài trời đã gặp nhiều bất cập trong tình trạng giãn cách xã hội, chặn lối đi của nhiều tuyến đường trên cả nước. Cùng với đó, vấn đề chi phí luôn cần phải đề cập, khi phí thuê quảng cáo ngoài trời thường giao động ở mức rất cao, hầu hết là mặt tiền đẹp và các ngã tư lớn trong thành phố.

Sau dịch bệnh COVID-19, câu chuyện này cũng không mấy khả quan hơn. Nhiều chủ doanh nghiệp do quá trình “gồng lỗ” trong 2 năm đã khó xoay sở để tiếp tục truyền thông quảng cáo ngoài trời. Cùng với đó, thói quen tiêu dùng và xem quảng cáo của khách hàng cũng luôn thay đổi chóng mặt. Bởi ảnh hưởng của giãn cách xã hội, thói quen tiêu thụ nội dung ngắn hạn được lên ngôi nhanh chóng, cùng với đó là sự phát triển của TikTok và Influencer Marketing. Chính về thế, quảng cáo ngoài trời đang đứng trước thách thức hợp lý giá cả đối với các thương hiệu và mang lại hiệu quả trước khách hàng.

9779-1680657405-image001

Vừa qua, nhiều dự báo không mấy triển vọng về nền kinh tế 2023 được đăng tải, khiến khách hàng lẫn doanh nghiệp lâm vào cảnh lao đao. Những tín hiệu không khả quan này đang ngày bộc lộ rõ khi nhiều ngã tư đẹp bỗng chốc mất sạch biển hiệu quảng cáo vì chi phí cao dẫn đến khó doanh nghiệp nào có thể đáp ứng.

Những khó khăn tiềm ẩn

Theo báo cáo của tăng trường GDP Quý 1 theo các năm, GDP đầu năm 2023 có tình trạng thấp đến báo động, khi chỉ hơn một nửa cùng kỳ năm 2022. Đây cũng chính là việc ảnh hưởng bởi tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, khi bao gồm cả các nước lớn như Mỹ hay khu vực Châu Âu đều đứng trước làn sóng sa thải hàng loạt. Cùng với đó, khi so sánh với tốc độ phục hồi của thế giới, trong lúc ngành quảng cáo thế giới phục hồi vào năm 2021 thì quảng cáo Việt Nam phục hồi chậm trong năm 2022. 

9779-1680657419-image003

Để tồn tại và phát triển, ngoài tối ưu các bảng quảng cáo ngoài trời với hình thức đa dạng, thẩm mỹ; doanh nghiệp quảng cáo ngoài trời cũng cần đa dạng dịch vụ hoặc hệ thống, như quảng cáo thông qua Wifi (Wifi Marketing), hợp tác với các siêu thị, trung tâm thương mại để quảng cáo trên màn hình tại cửa hàng với mục tiêu đưa doanh thu phục hồi trở lại. Dù vậy, ngành quảng cáo ngoài trời ở Hà Nội cũng như cả nước vẫn gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ phải đóng cửa hàng loạt.

Cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Luật Quảng cáo

Đã gần 11 năm kể từ ngày Quốc hội ban hành Luật Quảng cáo - 21/6/2012, đã phần nào tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc cải thiện môi trường kinh doanh, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quảng cáo. Tuy nhiên, nhiều khó khăn và vướng mắc vẫn hiện ra trong quá trình áp dụng. Phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, mỗi thời kỳ quảng cáo sẽ thay đổi khác nhau, cần nắm bắt nhanh để cải tiến và tiếp cận đến khách hàng. 

Tại Hội thảo, Phó Giám đốc Sở VHTT Đà Nẵng Hà Vỹ thông tin, Sở VHTT TP. Đà Nẵng đã thực hiện nhiều giải pháp để tuyên truyền kể từ khi Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013. Tuy nhiên hoạt động quảng cáo tại TP. Đà Nẵng vẫn còn một số bất cập như: Quy hoạch quảng cáo, công tác cấp phép, công tác xử phạt.

9779-1680657459-image005

Ông Trần Thanh Vương - đại diện Sở VH TP.HCM chia sẻ, TP.HCM cũng gặp khó khăn, vướng mắc trong xử lý, xử phạt và thi hành Luật Quảng cáo. TP. HCM cũng chưa tạo ra được hành lang pháp lý nhằm thúc đẩy hoạt động quảng cáo phát triển bền vững, nguyên nhân là do các quy định vẫn còn chồng chéo. Cụ thể, các quy định chưa phân rõ đâu là biển hiệu, đâu là băng rôn quảng cáo, gây khó khăn trong việc hướng dẫn thực hiện quảng cáo.

Phát biểu tại Hội thảo lấy ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, Cục trưởng Cục Văn hóa Cơ sở Ninh Thị Thu Hương đã chỉ ra một trong những nguyên nhân trực tiếp, cơ bản của tình trạng trên là việc xây dựng, ban hành, thực thi Luật Quảng cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật còn chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, chưa theo kịp những yêu cầu và đòi hỏi cấp bách do thực tế sôi động của đất nước đang đặt ra.

Cùng chuyên mục