Thứ sáu, 09/05/2025
logo
Tiêu dùng thông minh

Đầu tư máy phát điện: Bao nhiêu là đủ để sống mát cả hè?

Thanh Hoa (Theo Better Homes & Gardens) Thứ sáu, 09/05/2025, 11:00 (GMT+7)

Mất điện giữa mùa hè nắng nóng không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của cả gia đình. Một chiếc máy phát điện phù hợp sẽ giúp bạn yên tâm tận hưởng không gian mát mẻ, ngay cả khi hệ thống điện bị gián đoạn. Nhưng đầu tư bao nhiêu là hợp lý để vừa tiết kiệm, vừa đủ điện cho cả nhà? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp và lựa chọn đúng đắn nhất.

7 thiết bị này là 'sâu ăn điện' nhiều nhất trong nhà bạn, hãy hạn chế sử dụng khi không cần thiết

Gợi ý các thiết bị cần thiết để phòng cháy chữa cháy mà gia đình nào cũng cần có

Máy giặt sấy kết hợp, máy giặt và máy sấy: Loại nào tiết kiệm chi phí hơn? Trước khi quyết định 'xuống tiền' cần lưu ý điều này

Máy phát điện gia đình là gì?

Máy phát điện là thiết bị chuyển đổi năng lượng từ nhiên liệu như xăng, dầu diesel, propan hoặc khí tự nhiên thành điện năng, nhờ vào cơ chế quay tua-bin và tạo ra dòng điện.

Khi kết nối với hệ thống điện trong nhà hoặc trực tiếp với các thiết bị, máy phát điện sẽ đảm bảo gia đình bạn không bị gián đoạn điện năng trong các tình huống khẩn cấp. Đây không chỉ là giải pháp ngắn hạn mà còn là khoản đầu tư cho sự ổn định lâu dài của gia đình.

gettyimages-1089303348-80d878547f0c447ca3374f0adf0001ab-1443
Máy phát điện giúp tránh tình trạng gián đoạn điện năng trong các tình huống khẩn cấp (Ảnh: Sưu tầm)

Có bao nhiêu loại máy phát điện?

Việc chọn máy phát điện phụ thuộc nhiều vào mục đích sử dụng của mỗi gia đình. Dưới đây là 3 dòng máy đang phổ biến hiện nay cũng như ưu, nhược điểm của chúng:

Máy phát điện di động

Máy phát điện di động phù hợp với: Các tình huống mất điện ngắn hạn hoặc dùng để đi chơi dã ngoại, sử dụng ngoài trời.

  • Ưu điểm: Nhỏ gọn, có bánh xe di chuyển dễ dàng, giá cả phải chăng.

  • Hạn chế: Công suất giới hạn, không thích hợp để chạy toàn bộ hệ thống điện trong nhà.

Máy phát điện biến tần (inverter)

Máy phát điện phù hợp với: Người cần dòng điện ổn định, yên tĩnh và an toàn cho thiết bị điện tử như laptop, TV, máy bơm...

  • Ưu điểm: Êm ái, tiết kiệm nhiên liệu, dòng điện “sạch” hơn.

  • Hạn chế: Mức giá cao hơn máy di động, công suất thấp hơn so với máy dự phòng.

Máy phát điện dự phòng cố định

Máy phát điện dự phòng phù hợp với: Gia đình cần điện liên tục khi mất điện dài ngày.

  • Ưu điểm: Tự động kích hoạt khi mất điện, không cần tiếp nhiên liệu thủ công.

  • Hạn chế: Chi phí đầu tư và lắp đặt cao, cần kỹ thuật viên chuyên nghiệp.

Chi phí cho một chiếc máy phát điện là bao nhiêu?

Một chiếc máy phát điện di động có thể chỉ tốn vài triệu đồng, trong khi loại biến tần dao động từ 10 đến 30 triệu đồng tùy thương hiệu và công suất. Riêng máy phát điện dự phòng, chi phí có thể lên đến hàng trăm triệu đồng, chưa kể chi phí lắp đặt và kết nối với hệ thống điện và khí đốt.

Với mức giá không hề rẻ nên trước khi chọn mua, bạn cần lưu ý kỹ về các chi phí vận hành, bảo trì, nhiên liệu và độ bền lâu dài. Với máy phát điện dự phòng, bạn nên lập ngân sách rõ ràng cho việc lắp đặt chuyên nghiệp, đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng.

gettyimages-1337210444-58c29f26a46647ddbdc219efec1c8c72-1445
Mức giá cho máy phát điện là không rẻ nên trước khi chọn mua, bạn cần lưu ý kỹ (Ảnh: Sưu tầm)

Đặt máy phát điện ở đâu là hợp lý?

An toàn là yếu tố sống còn khi dùng máy phát điện. Do đó, khi lắp máy phát điện, bạn cần ghi nhớ các quy tắc:

  • Tuyệt đối không dùng máy trong nhà, gara, nhà kho... những nơi kín gió.

  • Máy nên được đặt ngoài trời, cách cửa sổ và cửa ra vào ít nhất 6 mét để tránh khí CO độc hại lọt vào nhà.

  • Che chắn máy khỏi nắng, mưa, đặc biệt với máy di động hoặc biến tần.

  • Máy phát điện dự phòng cần được lắp cách nhà ít nhất 15 mét, có lớp vỏ bảo vệ chuyên dụng và hệ thống thông gió an toàn.

  • Lắp thêm cảm biến khí CO trong nhà là lựa chọn khôn ngoan.

Nên chọn máy phát điện công suất bao nhiêu?

Trước khi mua máy phát điện, bạn hãy lập danh sách các thiết bị cần duy trì khi mất điện: tủ lạnh, quạt, bóng đèn, router wifi, thiết bị y tế (nếu có)… Sau đó cộng tổng công suất (tính bằng watt) để chọn máy phù hợp. Một máy công suất 3.000W là đủ cho các thiết bị cơ bản, trong khi 5.000W đến 7.000W sẽ vận hành được nhiều thiết bị hơn hoặc cả căn nhà trong thời gian dài.

Đầu tư vào máy phát điện không phải là lựa chọn xa xỉ, mà là một bước đi thông minh cho những ai sống trong khu vực hay bị mất điện hoặc muốn tăng tính chủ động cho ngôi nhà. Dù bạn cần một giải pháp tạm thời hay lâu dài, chỉ cần hiểu rõ nhu cầu và lựa chọn kỹ càng, chiếc máy phát điện sẽ luôn là “bảo hiểm điện năng” đáng tin cậy cho gia đình bạn.

Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục