Thứ sáu, 16/05/2025
logo
Tiêu dùng thông minh

Chi tiêu thông minh từ chợ đến bếp: Làm sao để không “vung tay quá trán”?

Vi An Thứ năm, 15/05/2025, 15:06 (GMT+7)

Đừng đổ lỗi cho giá thực phẩm tăng, nhiều khi chính cách đi chợ, mua đồ và nấu nướng thiếu tính toán mới là nguyên nhân khiến chi phí sinh hoạt của gia đình cứ tăng đều mỗi tháng.

Làm sao để ngừng chi tiêu quá đà? 8 mẹo đơn giản giúp bạn kiểm soát ví tiền hiệu quả

Gia đình 4 người sống khỏe với 10 triệu/tháng: Mẹ đảm Hà Tĩnh bật mí mẹo chi tiêu theo kiểu Nhật giúp tiết kiệm hiệu quả

Lập ngân sách không khó: 7 mẹo thực tế giúp người Việt ‘trị’ thói chi tiêu cảm tính

“Cầm 200.000 ra chợ mà về chỉ đủ nấu một bữa” – Lỗi có thật sự ở giá cả?

Trước đây, chị Quỳnh Trang (35 tuổi, Hà Nội) từng cảm thấy khủng hoảng mỗi lần mở ví sau khi đi chợ. “Có hôm tôi cầm 200.000 mà về nhà chỉ có được vài lạng thịt, một ít rau và hộp sữa chua. Mà vẫn chưa đủ nguyên liệu cho một bữa cơm đầy đủ cho cả nhà 4 người”.

Chuyện không của riêng ai. Từ lúc còn độc thân đến khi lập gia đình, chi tiêu trong bếp là kỹ năng nhiều người phải học lại từ đầu. Đặc biệt khi mọi thứ đều tăng giá, còn lương thì không tăng, thì “vung tay quá trán” trong việc đi chợ là một cái bẫy mà nhiều bà nội trợ vô tình rơi vào.

Chị Trang kể: “Trước đây tôi cứ nghĩ đi chợ là chuyện nhỏ. Nhưng càng sống lâu trong vai trò người giữ bếp, tôi càng hiểu rõ: nội trợ là một nghệ thuật cân đo. Không chỉ là nấu ngon, mà là nấu ngon trong khuôn khổ ngân sách”.

Mỗi tháng, khoản tiền ăn của nhà chị từng dao động 5–6 triệu, chưa tính đi ăn hàng hay tiệc tùng bất chợt. Nhưng sau khi thay đổi tư duy chi tiêu và học cách đi chợ có kế hoạch, chị rút ngắn được chi phí xuống còn khoảng 3,5 – 4 triệu/tháng mà bữa ăn vẫn đầy đủ dinh dưỡng.

Chi tiêu thông minh bắt đầu từ... danh sách đi chợ

tong-hop-6-bi-quyet-di-cho-thong-minh-giup-ban-tiet-kiem-chi-phi-toi-da_5-1605

Một sai lầm phổ biến của người đi chợ là không biết mình cần mua gì, dẫn đến việc mua nhiều mà vẫn thiếu nguyên liệu để nấu thành món hoàn chỉnh.

Chị Trang áp dụng một cách đơn giản mà hiệu quả:

  • Lên thực đơn 3–5 ngày trước: Ghi ra các món sẽ nấu sáng – trưa – tối.
  • Kiểm tra lại tủ lạnh, tủ khô: Đã có gì, còn gì dùng được.
  • Lập danh sách nguyên liệu còn thiếu: Chỉ mua đúng những gì cần.

“Ban đầu thấy hơi mất thời gian, nhưng càng làm càng nhanh. Có danh sách đi chợ trong tay, tôi không còn mua đồ dư thừa, không còn đứng giữa chợ mà rối vì không biết mua gì”, chị chia sẻ.

Nguyên tắc 3-2-1: Mua đủ – không dư – vẫn đủ chất

Khi chưa quen với việc lên thực đơn, bạn có thể áp dụng nguyên tắc 3-2-1 khi đi chợ:

  • 3 món chính: Chọn đạm như thịt, cá, trứng
  • 2 loại rau/củ/quả: Rau lá ăn sớm, củ quả để dành
  • 1 món phụ: Đậu phụ, nấm, đồ muối, đồ khô

Mẹo này giúp kiểm soát giỏ đồ dễ dàng, bữa ăn đủ nhóm chất, lại không bị mua theo cảm tính. Nếu mang theo đúng số tiền dự kiến (ví dụ 150.000/ngày), bạn cũng tránh được việc “lỡ tay” mua thêm.

Thời điểm đi chợ và nơi mua cũng là yếu tố quyết định

z6599967042334_acca56c66f5ea907383147dc0b5181b4-1141

Không phải lúc nào đi chợ sớm cũng là tốt. Với người nội trợ có kinh nghiệm, lựa chọn thời điểm đi chợ thông minh có thể giúp tiết kiệm đáng kể.

Buổi sáng sớm (6h – 7h): Đồ tươi nhiều, nhưng giá thường cao hơn.

Buổi trưa (11h – 12h) hoặc cuối buổi chiều (5h – 6h): Nhiều sạp muốn dọn hàng, dễ trả giá, có khi được khuyến mãi thêm.

Ngoài ra, chị Trang chia sẻ thêm:

  • Rau – thịt – cá nên mua ở sạp quen ngoài chợ để lựa được hàng tươi, giá mềm.
  • Đồ khô – gia vị mua siêu thị để đảm bảo chất lượng, hạn sử dụng rõ ràng.
  • Hàng online thì nên chỉ đặt nếu có mã giảm giá và đúng với danh sách cần mua.

Nấu thông minh để tiết kiệm 

Đi chợ tiết kiệm là một chuyện, nấu ăn sao cho không lãng phí lại là chuyện khác.

“Trước đây tôi hay nấu dư vì sợ không đủ. Giờ tôi nấu vừa ăn, hôm nào còn đồ thì biến tấu sang món khác. Cơm thừa hôm trước có thể rang lên, cá kho thì nấu lại với dưa, rau luộc cũ xào chung trứng. Quan trọng là mình chịu khó để không phí đi thứ gì”, chị Trang nói.

Bằng việc tận dụng tốt đồ ăn trong tủ lạnh, mỗi tuần chị có thể tiết kiệm được 200.000 – 300.000 tiền đồ bị bỏ đi.

Nhiều người nghĩ tiết kiệm là sống khổ. Nhưng thật ra, đó là cách sống có kỷ luật.

Chị Trang tâm sự: “Tôi vẫn cho con ăn hoa quả, vẫn mua sữa, vẫn có thịt cá trong bữa ăn hằng ngày. Nhưng tôi biết đâu là đủ. Không chạy theo hàng ngoại nhập, không mua rau ‘trái mùa’ đắt đỏ. Điều quan trọng là mình sống vừa với điều kiện của mình”.

Giữa lúc giá cả leo thang, lạm phát len lỏi vào từng mớ rau, con cá, thì việc một người phụ nữ biết cách chi tiêu thông minh từ chợ đến bếp chính là chìa khóa để giữ sự ổn định trong tổ ấm.

Đi chợ không chỉ là mua đồ ăn – mà là cách mỗi người nội trợ thể hiện sự chu toàn, tinh tế và bản lĩnh trong việc vun vén gia đình. Bởi vì để sống đủ không cần phải nhiều tiền – chỉ cần biết tiêu đúng cách.

Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục