Thứ ba, 08/08/2023, 19:00 (GMT+7)

5 Cách nấu chè cốm dẻo mịn, thơm ngon cực dễ làm tại nhà

P.V (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Chè cốm là một món ăn lâu đời và nổi tiếng của người dân hà Nội. Với sắc màu xanh tươi, bắt mắt cùng với vị ngọt thanh và mùi hương tự nhiên từ cốm, món chè này đã chiếm lấy cảm tình của rất nhiều thực khách. Trong bài viết này, Tạp Chí Tiếp Thị và Gia Đình sẽ giới thiệu đến các bạn cách nấu chè cốm đơn giản, dẻo mịn ngay tại nhà.

1. Cách nấu chè cốm truyền thống

Cốm mùa thu Hà Nội luôn có một sự hấp dẫn khó diễn tả – vị dẻo dẻo, bùi bùi và béo béo của cốm sữa luôn để lại ấn tượng khó phai trong lòng người. Thông qua cách nấu chè cốm truyền thống, độc đáo mà đơn giản, chè cốm đã trở thành một món ăn rất ngon và đáng để ta phải thử một lần trong đời.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 200g cốm.
  • 2 thìa canh bột năng hoặc bột sắn.
  • 50g dừa nạo.
  • 100g đường trắng hoặc 150g đường phèn.
  • Lá dứa (khoảng 10 lá).

Hướng dẫn cách nấu chè cốm truyền thống

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Cốm mua về đem nhặt bỏ hết hạt xấu, sạn hoặc vỏ cốm còn sót lại rồi rửa với nước sạch và để cho khô ráo.

Lá dứa đem rửa thật sạch, cắt thành đoạn ngắn rồi cho vào máy xay sinh tố với khoảng 100ml nước, xay nhuyễn sau đó đổ qua rây chắt lấy phần nước cốt.

Bước 2: Nấu nước lá dứa

Hoà tan 100g đường trắng hoặc 150g đường phèn với phần nước lá dứa thì đổ vào nồi và bắc lên bếp.

Tiếp theo, bạn hãy thêm vào nồi khoảng 150ml nước và khuấy đều tay đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa. Pha loãng bột năng với một ít nước rồi đổ vào nồi và tiếp tục đun liu riu thêm 5 phút nữa.

Lưu ý:

  • Vớt bọt trắng trên bề mặt hỗn hợp nước dứa.
  • Đổ từ từ bột năng vào nồi, nếu hỗn hợp đã đạt độ sệt như bạn mong muốn thì dừng lại.

Bước 3: Nấu chè cốm

Cho phần cốm vào nồi hỗn hợp nước cốt dứa vừa nấu xong, rồi khuấy thật đều tay đề chè không bị khét. Chè sôi và hạt cốm mềm dẻo thì bạn có thể nêm nếm lại độ ngọt sao cho vừa khẩu vị rồi tắt bếp.

Múc chè ra từng bát, chờ chè nguội rồi rắc lên trên một ít dừa nạo là bạn đã hoàn thành món ăn rồi.

cach-nau-che-com-truyen-thong
Cách nấu chè cốm truyền thống mềm dẻo thơm ngon

Bước 4: Thành phẩm

Bát chè cốm thanh mát, ngọt dịu lại thêm mùi lá dứa thơm nức, từng thìa chè ngọt thanh hòa quyện cùng hạt cốm dẻo mềm, dừa nạo sợi thì bùi bùi béo béo, cực kỳ thơm ngon.

2. Cách làm chè cốm đậu xanh

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 200g cốm
  • 200g đậu xanh đã cà vỏ
  • 250g đường phèn
  • Muối
  • 3 thìa bột năng hoặc bột sắn
  • Nửa lon nước cốt dừa

Hướng dẫn nấu chè cốm đậu xanh

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đầu tiên, bạn mang đậu xanh đi rửa sạch rồi ngâm nước trong khoảng 2-4 tiếng thì đổ ra rổ cho ráo nước.

Cốm mua về đem nhặt bỏ hết hạt xấu, bị lép hay bị hỏng và rửa sạch, đổ ra rổ cho ráo.

Lấy một cái bát con, hoà tan 3 thìa bột năng với nước lạnh.

Bước 2: Nấu đậu xanh

Cho đậu xanh vào nồi và đổ nước vào sao cho mặt nước cao hơn mặt đậu xanh tầm 3-4cm. Bật bếp ninh đậu trong khoảng 20 phút.

Khi đậu xanh đã chín mềm thì cho một nhúm muối và đường vào rồi khuấy đều cho tan hết. Sau đó bạn tiếp tục đun hỗn hợp này thêm tầm 5 phút thì chuẩn bị cho cốm vào.

Lưu ý: Hãy vớt bọt trắng nổi trên bề mặt nước khi sôi để món chè của mình được trong hơn.

Bước 3: Nấu chè cốm

Sau khi đun xong đậu xanh, bạn đổ tiếp cốm vào nồi và khuấy đều tay để các nguyên liệu được hòa quyện với nhau. Nêm nếm lại độ ngọt nhạt cho vừa khẩu vị của bạn rồi đợi chè sôi thì tắt bếp.

Múc chè ra bát, rưới nước cốt dừa và rải một ít dừa nạo lên trên là bát chè đã sẵn sàng để cho bạn thưởng thức.

cach-nau-che-com-dau-xanh
Chè cốm đậu xanh dẻo thơm bắt mắt

Bước 4: Thành phẩm

Bát chè thơm phức mùi đậu xanh và cốm non, dẻo dẻo bùi bùi lại thêm một chút vị béo ngậy của nước cốt thật hấp dẫn. Bạn có thể thưởng thức ngay khi chè còn đang ấm nóng hoặc cho vào tủ mát đợi chè lạnh thì thưởng thức sau.

3. Cách nấu chè cốm hạt sen

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 200g cốm tươi hoặc cốm khô
  • 300g hạt sen
  • 3 thìa bột sắn
  • 250g đường trắng hoặc 300g đường phèn

Hướng dẫn cách nấu chè cốm hạt sen

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Nếu bạn dùng hạt sen khô thì sau khi mua về bạn hãy đem rửa cho sạch rồi ngâm nước khoảng 30 phút. Còn nếu bạn dùng hạt sen tươi thì bạn chỉ cần loại bỏ tâm sen ra rồi mang đi rửa.

Tiếp theo, bạn cần đãi sạch tạp chất rồi để cốm ngâm nước trong khoảng 10 phút rồi xả lại với nước lạnh sau đó để cho ráo.

Cho bột sắn vào bát con sau đó hoà loãng với một ít nước. Hoà kỹ để đảm bảo bột không bị vón cục.

Bước 2: Nấu hạt sen

Đầu tiên, thả hạt sen vào nồi nước, đun sôi rồi hạ lửa nhỏ để ninh cho hạt sen nhừ. Khi hạt sen nở và bắt đầu mềm, bạn cho đường vào và khuấy tan. Đun liu riu thêm 5 phút nữa để hạt sen ngấm đường.

Sau đó bạn đổ bát hỗn hợp bột sắn đã pha vào chè, vừa đổ vừa khuấy đều tay để nồi không bị khét.

Tiếp tục đến khi sôi hoặc khi chè đã đặc sánh lại và có màu trong.

Bước 3: Nấu chè cốm

Khi nước chè đã trong và sánh lại  thì cho thêm cốm vào đảo đều và điều chỉnh lại độ ngọt nhạt của nồi chè cho hợp khẩu vị. Đun thêm 5 phút nữa thì tắt bếp.

Đợi chè nguội rồi múc ra bát và thưởng thức. Bạn có thể rưới thêm nước cốt dừa để chè có thêm vị béo ngậy hấp dẫn.

Bước 4: Thành phẩm

Chè cốm hạt sen rất dẻo, hương thơm của sen hoà quyện cùng hương thơm của cốm sẽ khiến bạn không cưỡng lại được sự hấp dẫn của nó. Đặc biệt, món chè này còn rất bổ dưỡng, giúp đẹp da, thanh nhiệt và tốt cho tiêu hoá.

cach-nau-che-com-hat-sen
Chè cốm hạt sen rất dẻo, hương thơm của sen hoà quyện cùng hương thơm của cốm tạo nên mùi vị đặc biệt thơm ngon

4. Cách làm chè cốm nước cốt dừa

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Cốm xanh 400 gr (cốm khô hoặc cốm tươi đều được).
  • Nước cốt dừa 70 ml.
  • Bột năng 100 gr.
  • Bột béo 1 muỗng canh.
  • Đường nâu 200 gr (hoặc đường trắng).
  • Dừa khô 1 ít.
  • Đá bào 1 tô.

Hướng dẫn cách nấu chè cốm cốt dừa

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đầu tiên, để rửa sạch bụi bẩn, thì chuẩn bị một chậu nước lớn, đổ 400gr cốm ra rổ sau đó cho rổ vào chậu nước để đãi cốm trong vòng 3 phút.

Bước 2: Tiến hành nấu chè cốm nước cốt dừa

Đặt một nồi cùng 1 lít nước lên bếp và vặn lửa lớn. Khi nước sôi, cho 200g đường nâu và toàn bộ số cốm đã chuẩn bị trước vào, sử dụng đũa khuấy nhẹ để cốm không bị nát; đồng thời hạ lửa vừa để nấu cho cốm có màu xanh trong chừng 10 phút.

Nhớ thường xuyên kiểm tra nồi chè cốm, khi từng hạt cốm bắt đầu nở thì hạ nhỏ lửa nấu thêm tầm 10 phút nữa để hạt cốm được mềm đạt chuẩn hơn.

Trong lúc nấu cốm, thì hòa tan 100g bột năng cùng 100ml nước lọc, lấy thìa khuấy đều cho đến khi bột tan hết.

Sau đó, cho hỗn hợp bột năng vào nồi cơm đang nấu, vừa đổ vừa khuấy, chè sẽ nhanh sánh lại. Nấu thêm 3 phút nữa, đến khi hỗn hợp bột năng chín, chè chuyển sang dạng sệt thì tắt lửa

Bước 3: Nấu nước cốt dừa

Tiếp theo, hòa 70ml nước cốt dừa và 1 thìa bột béo, lấy đũa khuấy đều cho đến khi bột tan hết rồi đổ vào nồi bắc lên bếp. Vặn lửa nhỏ và khuấy liên tục cho đến khi hỗn hợp nước cốt dừa sánh đặc lại là xong.

cach-nau-che-com-cot-dua
Chè cốm nước cốt dừa có mùi thơm nhẹ của cốm quyện với vị thơm béo của nước cốt dừa

Bước 4: Thành phẩm

Múc chè cốm và nước cốt dừa ra tô hoặc ly rồi để nguội dần.

Lần lượt cho đá bào, chè cốm, nước cốt dừa và rắc thêm chút dừa khô lên trên cho đẹp mắt. Khi ăn, trộn đều để thưởng thức trọn vẹn hương vị thành phẩm. Nếu không muốn ăn lạnh thì không cần cho thêm đá vào.

Chè cốm nước cốt dừa sau khi hoàn thành có mùi thơm nhẹ, dễ chịu của cốm quyện với vị thơm béo của nước cốt dừa. 

5. Cách nấu chè cốm thập cẩm

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 100g đậu đỏ.
  • 100g đậu đen.
  • 100g đậu xanh.
  • 100g cốm tươi.
  • 200ml nước cốt dừa.
  • 100g bột năng.
  • 1 túi bột.
  • Đậu phộng, dừa nạo, trân châu.
  • Đường nâu, muối.

Hướng dẫn nấu chè cốm thập cẩm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đậu xanh ngâm nở để khoảng 3-4 tiếng cho đậu mềm, rửa sạch cho bớt nước chua rồi vớt ra để ráo. Riêng với đậu đỏ và đậu đen, bạn cần ngâm khoảng 4-6 tiếng.

Cốm tươi rửa lại bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn.

Đậu phộng rang chín, bóc vỏ, giã nhỏ hoặc để nguyên tùy thích.

Bước 2: Nấu đậu đỏ

Sau khi ngâm đậu cho nở mềm, cách nấu chè thập cẩm để bán cho đậu đỏ vào nồi, đổ ngập nước, thêm chút muối, nấu chín. Khi đậu đỏ đã dậy mùi thơm thì chắt bớt nước, cho 4 thìa đường nâu vào, khuấy đều và nấu thêm khoảng 5 phút để đậu đỏ ngấm vị ngọt.

Bước 3: Nấu đậu xanh

Nấu đậu xanh với 500ml nước cho đến khi đậu mềm. Sau khi đậu chín, cho 4 thìa đường nâu vào, có thể tăng giảm lượng đường tùy theo khẩu vị. Khuấy đều cho đường tan hết rồi tiếp tục nấu đến khi nước sôi trở lại.

Hoà tan 2 thìa bột sắn dây với ¼ cốc nước, cho từ từ bột sắn dây vào nồi chè đậu xanh và khuấy đều khoảng 3 phút để bột sắn dây chín. Sau khi đậu xanh chín, tắt bếp và bắc nồi ra để nguội. Chú ý thường xuyên hớt bọt để nước chè được trong hơn.

Bước 4: Nấu chè cốm

Cốm vo sạch cho vào nồi, thêm 500ml nước và một ít muối, đun cho hạt cốm nở đến khi có mùi thơm. Khi cốm chín, cho 4 thìa đường nâu vào, khuấy đều cho đường tan hết, có thể điều chỉnh lượng đường tùy theo khẩu vị.

Hòa 2 thìa bột năng với chút nước rồi cho từ từ vào nồi, khuấy nhanh tay khoảng 3 phút cho bột sắn chín đều.

Bước 5: Nấu đậu đen

Với đậu đen bạn cũng cho vào một chiếc nồi sạch khác, thêm 500ml nước và đun sôi. Đợi đậu đen mềm và thơm, chắt bỏ nước đậu đen, giữ lại nước đậu đen đã nấu chín trong nồi. Cho 4 thìa đường nâu vào, đun lửa nhỏ, khuấy đều cho đường thấm hết vào đậu đen thì tắt bếp, để nguội.

Trình bày và thưởng thức

Chuẩn bị một cốc đá bào, cho 2 thìa chè đậu đỏ, 2 thìa chè đậu đen, 2 thìa chè đậu xanh, 2 thìa chè đậu xanh, trân châu, dừa nạo, rắc lên trên. Đậu phộng rang và rưới một ít nước cốt dừa. Trộn đều và bạn đã có thể thưởng thức món chè thập cẩm thơm ngon, mát lạnh.

cach-nau-che-com-thap-cam
Cách nấu chè cốm thập cẩm thơm ngon khó cưỡng

Lưu ý cách nấu chè cốm mềm dẻo, thơm ngon nhất

  • Khi chọn mua cốm để nấu chè cốm đó là hãy chọn cốm làng Vòng – một đặc sản nức tiếng đất Hà Thành để món chè cốm được ngon hơn.
  • Nên lựa chọn những hạt cốm chắc, dẹt, mỏng. Cốm ngon khi ngửi sẽ có mùi thơm của lúa non, ăn sẽ có vị ngọt bùi, dai dai
  • Không nên mua những loại cốm có màu xanh quá đậm. Bởi vì những sản phẩm này thường bị nhuộm màu, không tốt cho sức khỏe.
  • Không nên đãi cốm quá lâu để tránh làm cốm bị mềm hoặc dễ bị nát khi nấu.
  • Để món chè không bị ngán, có thể cho một chút muối vào nồi chè.
  • Nếu không có bột béo thì có thể thay thế bằng bột năng để nấu nước cốt dừa.
cach-nau-che-com-luu-y
Một vài lưu ý khi nấu chè cốm

Với các cách nấu chè cốm trên đây, bạn đã có ngay món chè cốm thơm ngon, thanh mát thưởng thức cùng gia đình. Đừng quên theo dõi chuyên mục Bếp nhà của Tiếp thị và Gia đình để bỏ túi thật nhiều công thức món ăn ngon, đầy dinh dưỡng cho gia đình mình nhé!

Cùng chuyên mục