Cách nấu bánh canh cá lóc đậm đà, ngon ngọt mà không tanh
Cách nấu bánh canh cá lóc nào đậm đà, ngon ngọt mà lại không tanh đang là từ khóa được rất nhiều bà nội trợ tìm kiếm hiện nay. Để giúp các bà nội trợ dễ dàng chế biến thành công món ngon này, Tiếp thị và Gia đình xin chia sẻ công thức chuẩn vị nhất ở nội dung dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!
Cách nấu bánh canh cá lóc
Cách nấu bánh canh cá lóc chuẩn vị dưới đây sẽ giúp bạn cập nhật thêm một món ngon trong thực đơn bữa cơm gia đình. Để chế biến được món ăn này, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
1. Nguyên liệu chuẩn bị
Nguyên liệu làm món bánh canh cá lóc sẽ gồm có:
- Cá lóc 1 con (khoảng 1kg).
- Tôm khô 10gr.
- Củ hành tím 50gr.
- Hành lá 3 nhánh.
- Ngò rí 1 ít.
- Hành tím băm 1 muỗng cà phê.
- Bánh canh (khô) 1kg.
- Bột mì 1 muỗng canh.
- Nước mắm 3 muỗng canh.
- Rượu trắng 1 ít.
- Đường phèn 3 muỗng canh.
- Dầu ăn 3 muỗng canh.
- Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ đường/ bột ngọt/ tiêu).
2. Mẹo mua nguyên liệu tươi ngon
Để nấu được món bánh canh cá lóc thơm ngon, bổ dưỡng, bạn nên tham khảo một số mẹo lựa chọn nguyên liệu nấu dưới đây:
2.1 Cách chọn mua cá lóc tươi ngon
- Nên chọn mua cá lóc đồng để món ăn được ngon nhất, vì cá sẽ chắc thịt, ngọt và thơm hơn cá nuôi.
- Chọn cá có phần thân thuôn dài, không quá tròn, sờ vào thấy chắc tay, không bị nhũn.Cá tươi có phần hậu môn nhỏ, khi nở to thì là cá đã chết, sắp ươn và đôi khi bị tẩm hóa chất.
- Không chọn cá có màu sắc tái xanh, bụng bị dập, có dấu hiệu bị hôi tanh, thịt mềm nhũn.
2.2 Cách chọn mua nấm rơm tươi ngon
- Chọn nấm rơm có màu sắc tươi sáng, mùi thơm đặc trưng, kích thước đồng đều, nấm màu đen hoặc xám sẽ ngon hơn nấm màu trắng.
- Nấm rơm ngon sẽ còn búp, hình tròn hoặc hình trụ, còn nguyên vẹn, không dập nát, bóp nhẹ thấy nấm hơi cứng.
- Tránh chọn mua nấm bị xỉn màu, có mùi hôi lạ, sờ vào thấy mềm nhũn hay nấm bị nở quá lớn.
3. Cách nấu bánh canh cá lóc
3.1 Sơ chế cá lóc
- Cá đã làm sẵn ngoài chợ sau khi mua về bạn nên dùng dao cạo sạch nhớt và rửa lại với nước nhiều lần.
- Dùng kéo cắt đôi bụng cá rồi tách bỏ phần ruột, giữ lại phần mỡ cá. Sau đó, dùng dao phi lê lấy phần thịt cá, phần xương cá cạo sạch máu.
- Phần đầu và xương cá chà mạnh với hỗn hợp muối và rượu trắng rồi rửa sạch với nước. Thịt cá cắt miếng vừa ăn.
Gợi ý một số cách sơ chế cá lóc sạch, không tanh:
- Cách 1: Sau khi làm sạch cá bạn dùng muối chà xát và mát xa nhẹ lên mình cá khoảng 2 - 3 phút rồi rửa sạch lại với nước.
- Cách 2: Cho cá đã làm sạch vào ngâm trong hỗn hợp nước cốt chanh và giấm khoảng 3 - 5 phút. Sau đó mát xa lên thân cá một lần nữa rồi rửa lại với nước.
- Cách 3: Hoặc bạn cho cá đã làm sạch vào ngâm trong nước vo gạo có thêm 1 ít muối khoảng 15 - 20 phút rồi rửa sạch lại với nước.
3.2 Ướp cá
Ướp cá với 1 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê dầu ăn, trộn đều, để yên 30 phút để cá thấm gia vị.
3.3 Nấu nước dùng
- Cho nồi lên bếp với 3.5 lít nước lọc, 10gr tôm khô và 50gr củ hành tím, đun trên lửa lớn.
- Khi nước sôi thì bạn vớt bọt ra và giảm xuống lửa vừa. Cho vào 1 muỗng cà phê rượu trắng, phần đầu, xương và mỡ cá, gốc ngò rí vào và đun 45 phút.
3.4 Sơ chế nấm rơm
Nấm rơm mua về cắt bỏ phần gốc bẩn, bóp mạnh với 1 muỗng canh nước bột mì pha loãng và 1 muỗng cà phê muối rồi rửa sạch lại với nước.
Bật mí cách sơ chế nấm rơm đúng cách
- Dùng dao cắt bỏ phần gốc nấm (thường hay bị dính đất), rồi đem rửa sơ qua hỗn hợp nước và bột gạo khoảng 1 phút. Sau đó, tiếp tục ngâm hỗn hợp mới đó thêm 5 phút, và rửa sạch lại với nước 2 - 3 lần.
- Bạn không nên rửa và ngâm nấm rơm với nước muối, vì dễ làm cho nấm bị mất nước và không giữa được độ giòn.
3.5 Hoàn thành nước lèo
- Sau 45 phút thì bạn vớt phần cá và củ hành tím ra, nêm vào 2 muỗng canh muối, 3 muỗng canh đường phèn, 2 muỗng cà phê bột ngọt, đảo đều.
- Nêm thêm 1 muỗng canh nước mắm, nấm rơm và gốc hành lá vào đun sôi.
- Khi nước sôi bạn nêm 1 muỗng canh nước mắm vào, đun sôi thêm khoảng 3 - 5 phút. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
3.6 Xào cá
- Bắc chảo lên bếp với 2 muỗng canh dầu ăn đun với lửa vừa. Khi dầu nóng thì cho vào 1 muỗng cà phê hành tím băm, phi thơm.
- Tiếp theo cho cá vào đảo đều cho thịt cá săn lại thì tắt bếp.
Lưu ý: Nên xào cá trước để giúp cá săn lại để khi nhúng cá sẽ nhanh chín và thấm gia vị hơn.
3.7 Hoàn thành
Bánh canh trụng sơ với nước sôi khoảng 2 phút thì vớt ra cho vào nồi nước lèo nấu sôi lại. Khi ăn bạn chỉ cần cho cá đã xào vào trụng sơ trong nồi nước lèo rồi cho ra tô và thêm 1 ít hành lá và ngò rí cắt nhỏ là có thể thưởng thức được rồi.
3.5 Thành phẩm
Món bánh canh cá lóc có mùi thơm hấp dẫn cực kỳ. Thịt cá mềm, thấm gia vị hòa với nước lèo với ngọt đậm đà thì đúng sự kết hợp tuyệt vời.
Lưu ý cách nấu bánh canh cá lóc thơm ngon
Nếu bạn muốn chế biến ra món bánh canh cá lóc đậm vị thì đừng quên lưu ý những mẹo sau nhé.
- Sử dụng cá lóc đồng, bạn có thể giữ lại ruột nếu thích ăn phần này.
- Với phần đầu và phần xương cá nấu nước dùng, bạn nên loại bỏ hoàn toàn gân máu để không lẫn mùi tanh.
- Tùy theo loại bột gạo tỷ lệ nước cho vào nhồi sẽ khác nhau. Do đó, bạn cần cho nước từ từ để dễ kiểm soát. Nếu bột quá nhão, bạn có thể cho thêm bột gạo vào hoặc nếu bột quá khô khó tạo thành khối, bạn có thể cho thêm nước.
- Tổng thời gian luộc sợi bánh canh là 7 - 8 phút.
- Với lượng bột như trên, bạn nên chia làm 2 lần luộc.
- Ngâm và xả sợi bánh canh với nước lạnh để chúng dai và không bị dính vào nhau.Thời gian nấu nước dùng cá là từ 30 - 45 phút.
- Trong quá trình nấu nước dùng, bạn nên thường xuyên vớt bọt.
- Bạn cũng có thể thêm xương gà hoặc xương heo hầm chung với xương cá để nước dùng ngọt hơn.
- Rửa nấm rơm với bột mì sẽ giúp nấm trắng và loại bỏ mùi hôi.
- Bạn không nên sử dụng muối i ốt để nêm vì thường chúng sẽ cho vị chát.
- Dùng đường phèn để nêm sẽ giúp nước dùng ngọt thanh hơn.
Cách chọn cá lóc ngon: Bạn nên chọn những con không quá to nhưng cũng không quá nhỏ, thân thuôn dài, còn sống, bơi lội nhanh nhẹn. Ngoài ra, bạn nên chọn con có đầu thon gọn, rắn chắc. Bạn có thể quan sát phần hậu môn nếu thấy nở to thì đây là những con cá không còn tươi hoặc sắp chết. Mổ bụng cá nếu thấy nhiều mỡ hoặc có mùi hôi thì bạn cũng không nên chọn mua.
Những loại rau ăn kèm với bánh canh cá lóc
Mỗi món ăn khác nhau sẽ được ăn kèm với những loại rau riêng biệt để tăng thêm hương vị khi ăn. Vậy món bánh canh cá lóc thường sẽ ăn kèm với loại rau gì mới đúng điệu? Tiếp thị và Gia đình sẽ bật mí cho bạn ngay đây.
1. Rau đắng
Với người miền Nam thì rau đắng là loại rau xanh khá phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Và sẽ thật là “thiếu xót to lớn” nếu ăn bánh canh cá lóc mà không thử một vài cọng rau đắng, bởi hiếm có món ăn nào có thể ăn kèm được với loại rau đặc biệt này.
Đúng với tên gọi, loại rau này có vị khá đắng (rau càng già càng đắng) nên không phải ai cũng thích, nhưng đừng vì thế mà bỏ qua loại rau này. Bởi nó có những lợi ích rất đáng kể đến như là một vị thuốc giúp thanh nhiệt, nhuận gan giải độc, tăng cường miễn dịch, kháng viêm… rất tốt cho sức khỏe.
2. Rau mầm
Với những người không ăn được rau đắng, đây sẽ là sự thay thế hoàn hảo. Rau mầm có giá trị dinh dưỡng cao gấp 3 - 5 lần rau trưởng thành. Với hàm lượng vitamin cao cùng nguồn chất xơ dồi dào, rau mầm giúp chống lại cảm giác ngán ngẩm và kích thích vị giác giúp bạn ăn ngon miệng hơn. Loại rau xanh này không kén người ăn nên xuất hiện rất phổ biến ở hầu hết các quán ăn.
3. Giá đỗ
Giá đỗ thường được ăn kèm với nhiều món ăn, và bánh canh cá lóc cũng không ngoại lệ. Loại rau này rất giàu dinh dưỡng và các vitamin, lại có tác dụng giải độc, phòng các bệnh tim mạch, cao huyết áp, cholesterol máu, thoái hóa khớp…
Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã có thêm một cách nấu bánh canh cá lóc đậm đà, ngon ngọt mà không tanh. Để có thêm nhiều công thức món ăn ngon, đừng quên theo dõi chuyên mục Bếp nhà của Tiếp thị và Gia đình nhé!