Tiếp Thị Gia Đình

Thứ tư, 16/10/2024, 09:09 (GMT+7)

Bún ngon nhưng những người này có thèm đến mấy cũng không nên ăn kẻo gây hại cho sức khỏe 

Bún là món ăn ngon, được nhiều người yêu thích nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể thưởng thức món ăn này kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bún là một trong những món ăn ngon, quen thuộc và được hầu hết các lứa tuổi yêu thích từ trẻ nhỏ hay người lớn tuổi. Tuy dễ ăn, ngon miệng nhưng không phải ai cũng thích hợp ăn món ăn này, theo Thời báo Văn học Nghệ thuật.

Lợi ích khi ăn bún

Duy trì cân nặng

Bún là thực phẩm không chứa chất béo, có hàm lượng carbohydrate thấp, rất tốt trong việc kiểm soát cân nặng. Những chị em muốn giảm cân có thể sử dụng bún hàng ngày bởi bún tạo cảm giác no lâu, không bị tăng cân. Hơn thế, thực phẩm này còn hỗ trợ quá trình trao đổi chất tối ưu hơn giúp cơ thể bạn tràn đầy năng lượng.

bun1
Ăn bún giúp giảm cân, duy trì cân nặng hiệu quả

Thúc đẩy tuần hoàn máu

Bún gạo cung cấp một lượng sắt cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ quá trình lưu thông máu thuận lợi hơn. Từ đó, đảm bảo oxy được vận chuyển đến tất cả các bộ phận của cơ thể, hỗ trợ cho các chức năng sinh lý được diễn ra bình thường.

Giúp xương chắc khỏe hơn

Không chỉ có sắt, trong bún gạo còn chứa các khoáng chất có lợi khác như canxi. Việc hấp thụ canxi có lợi ích trong việc tăng cường sức khỏe của xương cũng như giảm nguy cơ loãng xương. Chính vì vậy, ăn bún thường xuyên có thể góp phần vào việc duy trì xương chắc khỏe.

Tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Bệnh tiểu đường thường liên quan đến lượng đường trong máu. Trong khi, chỉ số đường huyết trong bún gạo thấp có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Những ai không nên ăn bún?

Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải đối tượng nào cũng thích hợp thưởng thức món ăn này. Dưới đây là những nhóm người không nên ăn bún.

an-bun1

Phụ nữ sau sinh không nên ăn bún

Đối tượng không nên ăn bún chính là phụ nữ sau sinh, bởi bún được làm từ gạo ngâm và có thể chứa hóa chất. Nếu ăn vào cơ thể sẽ ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa của cả mẹ và bé.

Người bị ốm, sốt

Khi đang bị ốm hoặc sốt, bạn nên ưu tiên các món ăn như cháo thịt, cháo đậu xanh hay súp để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa. 

Hạn chế dùng bún lúc này vì cơ thể đang yếu, ăn bún dễ khiến lạnh bụng, khó tiêu thậm chí tiêu chảy.

om-sot
Người bị ốm, sốt nên hạn chế ăn bún kẻo gây lạnh bụng, tiêu chảy

Người có vấn đề về dạ dày và đại tràng

Những ai mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa không nên sử dụng thực phẩm này. Lý do vì bún được làm từ bột gạo đã được ngâm nước trước khi làm 1 ngày để bột nở ra. 

Thời gian này, tinh bột sẽ lên men có thể gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng với những ai ăn phải nó. Vậy nên, nếu bạn bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng thì hạn chế ăn bún nhé.

Trẻ nhỏ

an-bun
Trẻ em cũng nên hạn chế ăn bún

Mặc dù là món ăn nhanh và dễ chế biến, nhưng trẻ em không nên ăn bún quá sớm. Vì trong quá trình chế biến, các nhà sản xuất thường thêm hóa chất. Bởi hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên nếu tiêu thụ bún thường xuyên sẽ có thể ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa của các bé. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên hạn chế cho trẻ ăn bún nhé.

Cùng chuyên mục