Thứ sáu, 29/03/2024, 09:21 (GMT+7)

Đề xuất trao quyền điều hành giá xăng dầu cho doanh nghiệp

Bộ Công Thương đề xuất Nhà nước không tham gia sâu vào quá trình điều hành xăng dầu mà để các doanh nghiệp đầu mối có thể được tự quyết giá bán xăng dầu, qua đó tạo môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Bộ Công Thương vừa hoàn thiện dự thảo mới về nghị định sửa đổi các nghị định về kinh doanh xăng dầu để thay thế cho ba nghị định về kinh doanh xăng dầu (nghị định 83/2014, nghị định 95/2021 và nghị định 80/2023) trước đó. Trong đó, điểm chú ý nhất của dự thảo sửa đổi này là công thức và cơ chế giá xăng dầu. 

Theo quan điểm của Bộ Công Thương, xăng dầu là mặt hàng thực hiện bình ổn giá theo quy định của Luật Giá nên cần thiết phải có cơ chế kiểm soát giá trần đối với xăng dầu bán lẻ trên thị trường. Tuy nhiên, để tạo môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, Bộ Công Thương đề xuất Nhà nước sẽ không tham gia vào quá trình điều hành giá, mà sẽ công bố các yếu tố hình thành giá để doanh nghiệp tự quyết định giá.

Như vậy, trước khi công bố giá bán xăng dầu trên thị trường, thương nhân đầu mới cần căn cứ vào giá thế giới bình quân 15 ngày do nhà nước công bố và các các yếu tố cố định như thuế các loại, được quyền cộng thêm các khoản chi phí định mức đã được quy định. Giá bán xăng dầu sẽ được thương nhân đầu mối công bố nhưng không được vượt qua giá tối đa đã được tính toán theo công thức.

Cụ thể, công thức tính toán giá xăng dầu tối đa (giá bán cao nhất do thương nhân đầu mối công bố) sẽ gồm: giá xăng dầu thế giới bình quân 15 ngày, tỉ giá ngoại tệ, tỉ lệ chi phí kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp, các loại thuế.

Trong trường hợp tỉ lệ chi phí kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng xem xét điều chỉnh tỉ lệ này cho phù hợp với thực tế. Việc điều chỉnh giá sẽ thực hiện theo kỳ 15 ngày/lần.

Giá xăng có thể tăng gần 600 đồng/lít vào chiều nay? | Báo Pháp luật Việt  Nam điện tử
Bộ Công Thương đề xuất trao quyền điều hành giá xăng dầu cho doanh nghiệp. (Ảnh: M.H)

Liên quan đến những bất cập của Qũy Bình ổn, Bộ Công Thương cho biết, quá trình xây dựng dự thảo nghị định mới, có ý kiến về việc trích lập, sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu hiện nay chưa phù hợp với các quy định của Luật Giá. Do đó, cần xây dựng cơ chế mới thay thế cho cơ chế điều hành hiện tại, đồng thời phải công khai, minh bạch để doanh nghiệp dự báo được và quyết định công bố giá theo quy định.  

Để ổn định hoạt động mua bán giữa các doanh nghiệp, dự thảo mới của Bộ Công Thương cũng bổ sung quy định liên quan đến việc doanh nghiệp xăng dầu sẽ tiếp tục được thuê sử dụng kho nhưng sẽ bị quản lý chặt chẽ hơn. Theo đó, doanh nghiệp đầu mối khi thuê kho chứa sẽ phải kết nối dữ liệu kho chứa xăng dầu, dữ liệu kinh doanh xăng dầu với Bộ Công Thương. Thời gian thực hiện việc kết nối của các doanh nghiệp đầu mối là 24 tháng kể từ khi nghị định mới có hiệu lực thi hành.

Về trách nhiệm thực hiện tổng nguồn cung xăng dầu của doanh nghiệp đầu mối, Bộ Công Thương đề xuất mỗi năm tối thiếu phải đạt 100.000 m3/tấn xăng dầu. Qua đó, siết lại việc có nhiều doanh nghiệp đầu mối được cấp giấy phép nhưng không thực hiện hoặc được ưu ái không phải thực hiện phân giao hạn mức nhập khẩu theo quy định.

Đáng chú ý là đề xuất không cho phép các thương nhân phân phối mua bán xăng dầu của nhau. Bởi theo Bộ Công Thương, tình trạng đứt gãy nguồn cung xăng dầu năm 2022 đã cho thấy, nhiều đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu đã mua bán lòng vòng xăng dầu, khiến cho nguồn cung bị rối loạn, gây khó khăn trong kiểm soát nguồn cung. Do đó, dự thảo mới của Bộ Công Thương đề xuất bổ sung quy định thương nhân phân phối chỉ được mua xăng dầu từ doanh nghiệp đầu mối, không được mua xăng dầu lẫn của nhau.

Riêng đối với loại hình bán lẻ, dự thảo mới quy định chung với loại hình này với ba hình thức: nhận làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho một thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối; nhận quyền bán lẻ xăng dầu; hoặc mua xăng dầu từ thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối để bán lẻ tại cửa hàng.

Từ khóa:
Cùng chuyên mục