Thứ sáu, 04/07/2025
logo
Tiêu điểm

Chủ cơ sở kinh doanh bị 'giảng viên đại học' rởm lừa đảo mất gần 1 tỷ đồng

Hoàng Minh Thứ năm, 03/07/2025, 20:22 (GMT+7)

Bằng hình thức lừa đảo tinh vi, các đối tượng đã mạo danh 'giảng viên đại học' đặt hàng cho nhà trường và lừa đảo chủ cơ sở kinh doanh gần 1 tỷ đồng tiền đặt cọc.

Khoe ảnh CCCD sau sáp nhập lên mạng: Coi chừng thành miếng mồi ngon cho kẻ lừa đảo

Vietcombank cảnh báo loạt thủ đoạn lừa đảo mua bán vàng: Người dân cần cảnh giác

Làm thế nào để không bị lừa khi mua hàng online? Cẩm nang tiêu dùng an toàn cho mọi gia đình

Công an Hà Nội hôm 2/7 đã đưa ra cảnh báo về việc các đối tượng mạo danh "giảng viên đại học" để thực hiện hành vi lừa đảo.

Trong đó, một trường hợp kinh doanh đã bị các đối tượng móc ngoặc với nhau lừa gần 1 tỷ đồng tiền cọc.

Theo đó, để thực hiện hành vi lừa đảo, các đối tượng dùng thủ đoạn đặt đơn hàng giá trị lớn và yêu cầu cơ sở kinh doanh phải lựa chọn đúng mẫu. Sau đó, đối tượng đề nghị chủ cơ sở kinh doanh liên hệ với một đối tác để lấy nguồn hàng rồi thúc giục lấy hàng ở đó.

Tuy nhiên, đối tác này là đồng phạm trong đường dây lừa đảo. Khi chủ cơ sở kinh doanh chuyển khoản đặt cọc lấy hàng sẽ bị các đối tượng chiếm đoạt số tiền này.

a444
Chủ cơ sở kinh doanh bị 'giảng viên đại học' rởm lừa đảo mất gần 1 tỷ đồng.

Cụ thể, vào cuối tháng 6 vừa qua, anh V. (chủ một có sở kinh doanh) nhận được cuộc gọi từ một người tự xưng là giảng viên một trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Người này đề nghị anh V. thực hiện gói thầu sửa chữa cơ sở vật chất cho nhà trường, có giá trị hơn 2 tỷ đồng và yêu cầu đặt gấp 300 bộ giường tầng về trường.

Khi anh V. báo giá sản phẩm thì đối tượng bảo không đúng với chủng loại mà trường cần và cho số điện thoại của một "đối tác" đã từng cung cấp loại giường này cho trường để liên hệ đặt mua.

Anh V. thắc mắc tại sao không mua trực tiếp thì đối tượng nói rằng đang vướng mắc với đối tác này nên nhờ mua hộ.

Do nhẹ dạ cả tin, anh V. đã liên hệ chuyển tiền đặt cọc mua giường và đệm cao su đồng thời yêu cầu “giảng viên đại học” chuyển tiền trả anh.

Lúc này đối tượng đã gửi cho anh V. ảnh chụp mã giao dịch chuyển khoản báo thành công và giải thích do tài khoản của nhà trường là tài khoản công nên tiền về tài khoản chậm.

Sau đó, anh V. có đến trường để liên hệ giao hàng thì được thông báo không có giảng viên nào đặt hàng như vậy. Phát hiện mình bị lừa, anh V. đã đến cơ quan công an trình báo bị chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng.

Trước những chiêu trò lừa đảo trên, Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cẩn trọng khi giao dịch mua bán trên mạng, kiểm tra kỹ thông tin trực tiếp với đơn vị, cá nhân mua hàng. 

Đặc biệt, không chuyển tiền đặt cọc nếu chưa xác minh đầy đủ thông tin người mua hàng và đơn vị sử dụng. Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất.

Đọc thêm

Đừng bỏ lỡ

Cùng chuyên mục