Bạn có biết: Khi nào các bộ phận trên cơ thể người bắt đầu lão hóa?
Mỗi bộ phận trên cơ thể chúng ta lại có "tuổi thọ" riêng, chúng phát triển và lão hóa theo chu kì khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu xem nhé!
Não bắt đầu lão hóa từ 20 tuổi
Là cơ quan “chỉ huy” của cơ thể con người, nhiều người tin rằng sự lão hóa của bộ não sẽ là muộn nhất so với các bộ phận khác trên cơ thể.
Bộ não già đi nhanh đến mức tổng số tế bào thần kinh lớn hơn khoảng 100 tỷ lần so với khi chúng ta được sinh ra. Điều đáng ngạc nhiên là não bộ sẽ bắt đầu già đi khi chúng ta mới 20 tuổi. Sau 40 tuổi, tổng số tế bào thần kinh của chúng ta sẽ bắt đầu suy giảm với tốc độ 10.000 tế bào mỗi ngày, dẫn đến giảm trí nhớ và sự linh hoạt.
Phổi bắt đầu lão hóa từ 25 tuổi
Sụn sườn vôi hóa, lồng ngực biến dạng, khớp cứng ảnh hưởng tới thở, nhu mô phổi giảm đàn hồi, giãm phế nang. Dung tích của phổi bắt đầu giảm dần khi 25 tuổi. Ðến tuổi 40 có nhiều người đã bắt đầu khó thở vì các cơ bắp và xương sườn buồng phổi bắt đầu xơ cứng.
Da bắt đầu lão hóa từ 25 tuổi
Da của chúng ta sở hữu vẻ đẹp tuyệt đối ở tuổi 25. Sau 25 tuổi, collagen sẽ giảm dần. Lúc này, da chùng xuống và xuất hiện các vết nhăn, đốm. Da trở nên kém đàn hồi và xuất hiện các nếp nhăn, vết chân chim… Vì vậy, sau 25 tuổi, bạn phải chú ý dưỡng da, dùng kem chống nắng quanh năm để tránh tác hại của tia UV. Nếu không được bảo vệ, da sẽ bị tổn thương vì tiếp xúc với tia UV trong thời gian dài.
Nang tóc bắt đầu lão hóa từ 28-32 tuổi
Sự hư hại hoặc lão hóa của các nang tóc của con người chủ yếu là do sự lão hóa của các tế bào thần kinh và chất dẫn truyền thần kinh trong não. Do đó, khoảng 28 - 32 tuổi, các nang tóc bắt đầu bị tổn thương. Hoạt động liên tục của lượng hormone chuyển hóa và mức độ nội tiết trong cơ thể có thể dẫn đến sự sụt giảm quá mức melatonin và melanin trong cơ thể, dẫn đến tóc bạc. Thông thường, bạn có thể ăn thêm các sản phẩm từ đậu nành và các loại vitamin tan trong chất béo để tránh làm tổn thương các nang tóc.
Bắp thịt lão hóa từ 30 tuổi
Thông thường bắp thịt khi bị lão hoá thì được tái tạo ngay, nhưng đến tuổi 30 thì tái tạo it hơn là lão hóa. Ðến tuổi 40, mỗi năm bắp thịt bị sút giảm từ 0.5-2%. Vì thế người già khó giữ thăng bằng, trở thành chậm chạp, dễ bị ngã và gẫy xương.
Vú bắt đầu thoái hóa từ năm 35 tuổi
Khi người đàn bà đến 30 tuổi thì vú mất dần các mô và mở, sự đầy đặn và kích cở của bộ vú bị suy giảm. Khi 40 tuổi núm vú bị teo lại và vú thòng xuống.
Sinh sản mất khả năng từ 35 tuổi
Khả năng sinh nở của phụ nữ bắt đầu giảm sau tuổi 35, vì số lượng và chất lượng trứng trong tử cung giảm xuống.
Xương bắt đầu lão hóa từ 35-38 tuổi
Đến giữa những năm 20 tuổi, mật độ xương vẫn còn tăng. Trẻ em xương lớn rất nhanh, cứ mỗi 2 năm lại thay đổi toàn bộ xương củ, nhưng đến tuổi 35 thì xương đã lão hóa, hiện tượng mất xương bắt đầu như một quá trình già cả tự nhiên.
Về mặt lâm sàng, lão hóa xương và bệnh xương là do mất canxi trầm trọng. Canxi ảnh hưởng đến khả năng đi lại và sức khỏe của xương. Chính vì vậy, chúng ta nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi và tiếp nhận nhiều ánh sáng mặt trời để đảm bảo xương khỏe mạnh. Khi cơ thể ngày một già đi, chúng ta khó có thể tập thể dục cường độ cao và nếu cố gắng quá sức sẽ gây hại cho xương.
Răng suy từ tuổi 40
Răng bị hao mòn từ sau 40 tuổi nên chúng ta dễ bị bệnh nha chu do niêm mạc bị teo dần.
Mắt lão hóa từ 40 tuổi
Phần lớn chúng ta phải đeo kính, không còn nhìn rõ một vật ở xa. Khả năng tập trung của mắt kém hơn do cơ mắt yếu hơn.
Tim lão hóa từ 40 tuổi
Từ 40 tuổi, khối lượng cơ tim giảm., tuần hoàn nuôi cơ tim cũng giảm, suy tim tiềm tàng, huyết áp tăng dần…Sức bơm của tim giảm dần vì các mạch máu giảm sự đàn hồi. Các động mạch cứng dần và bị mở đóng vào các thành mạch. Máu cung cấp cho tim cũng bị giảm bớt. Ðàn ông 45 tuổi và đàn bà 55 dễ bị đau tim.
Thận lão hóa từ 50 tuổi
Số đơn vị lọc chất thải khỏi máu bắt đầu giảm xuống ở tuổi trung niên.
Tuyến tiền liệt lão hóa từ 50 tuổi
Hệ thống sinh dục nam gồm có: tinh hoàn và bộ phận sinh dục phụ như đường dẫn tinh, tuyến tiền liệt, tuyến hành niệu đạo, túi tinh và dương vật.Tuyến tiền liệt thường lớn dần theo tuổi tác. Khi tuyến tiền liệt tăng kích thước sẽ ép vào niệu đạo và bàng quang, gây khó khăn cho tiểu tiện. Nó gây nên triệu chứng tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần, tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu và tiểu khó.
Ruột bắt đầu suy giảm từ 55 tuổi
Ruột tốt có sự cân bằng giữa các vi khuẩn có ích và có hại. Vi khuẩn có ích sẽ giảm đi đáng kể sau tuổi 55, đặc biệt ở phần ruột già. Sau 55 tuổi bộ tiêu hóa bắt đầu xấu đi và sẽ gây hại cho các bệnh đường ruột. Táo bón là một bệnh thông thường của tuổi già, cũng như dịch vị từ bao tử, gan, tuyến tuỵ, ruột non bị suy giảm.
Vị giác và khứu giác suy giảm từ 60 tuổi
Thông thường, chúng ta có thể nếm được 100.000 vị trên lưởi. Các vị này chúng ta chỉ nếm được phân nửa khi già và đến 60 tuổi thì không còn ngửi và nếm một cách chính xác được nữa.
Bọng đái bắt đầu suy thoái từ 65 tuổi
Người già thường mất kiểm soát bọng đái Nó bắt đầu co lại đột ngột, ngay cả khi không đầy. Phụ nữ dễ gặp trục trặc này hơn khi chấm dứt kinh nguyệt. Khả năng chứa nước tiểu của bọng đái một người già chỉ bằng nửa so với người trẻ tuổi, khoảng 2 cốc ở tuổi 30 và 1 cốc ở tuổi 70. Điều này khiến người già phải đi tiểu nhiều hơn, và dễ nhiễm trùng đường tiểu.
Gan bắt đầu lão hóa từ 70 tuổi
Gan dường như là cơ quan duy nhất trong cơ thể con người có thể “thách thức” quá trình lão hóa bởi các tế bào gan có khả năng tái tạo rất tốt. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ một phần gan, nó sẽ phát triển thành một lá gan đầy đủ trong vòng ba tháng. Gan của người 70 tuổi có thể được cấy ghép cho người 20 tuổi nếu người hiến không uống rượu, sử dụng ma túy hoặc mắc bệnh truyền nhiễm.