Thứ sáu, 04/04/2025
logo
Tiêu điểm

Tổng quan các thang đo sức khỏe tâm thần của sinh viên trên thế giới và Việt Nam

PV Thứ tư, 20/11/2024, 14:11 (GMT+7)

Sức khỏe tâm thần ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả học tập và chất lượng cuộc sống của sinh viên. Vì vậy, việc nghiên cứu về các thang đo và tình trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên rất cần thiết.    

Bật mí 5 mẹo đơn giản giúp da khỏe mạnh, căng mọng suốt mùa đông, các nàng nhất định phải biết

Tiến sĩ Nguyễn Thị Huyền Thảo: Người 'truyền lửa' đam mê lịch sử cho học sinh với cách dạy khác biệt

Mẫu xe Mitsubishi Xpander được ưu đãi lớn với tổng giá trị lên đến 70 triệu đồng

Trong những năm gần đây, sức khỏe tâm thần đã trở thành một vấn đề quan trọng, đặc biệt là đối với sinh viên đại học, những người đang phải đối mặt với áp lực học tập, tài chính và các yếu tố xã hội khác. Sức khỏe tâm thần ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả học tập và chất lượng cuộc sống của sinh viên, vì vậy việc nghiên cứu về các thang đo và tình trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên là rất cần thiết.    

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về sức khỏe tâm thần sinh viên còn hạn chế, trong khi đó ở các nước phát triển, những thang đo như PHQ-9, GAD-7, DASS-21, và MHI-18 đã được áp dụng rộng rãi để đánh giá tình trạng tâm thần của sinh viên. Các thang đo này không chỉ giúp nhận diện các vấn đề tâm thần như trầm cảm, lo âu, và căng thẳng mà còn hỗ trợ trong việc triển khai các chương trình hỗ trợ, tư vấn tâm lý hiệu quả.    

Suckhoetamly-1024x575
Sức khỏe tâm thần đã trở thành một vấn đề quan trọng, đặc biệt là đối với sinh viên đại học.

Mục tiêu của tài liệu này là cung cấp cái nhìn tổng quan về các thang đo sức khỏe tâm thần đang được áp dụng tại Việt Nam và thế giới, đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên và đề xuất một số giải pháp để cải thiện hỗ trợ tâm lý cho sinh viên.    

Thang đo thế giới

Jiang và cộng sự (2024) bằng phương pháp khảo sát mặt cắt được thực hiện trực tuyến với số liệu thu thập từ 12721 sinh viên đại học tại Giang Tô và Sơn Đông, các triệu chứng trầm cảm được đánh giá bằng PHQ-9 (Patient Health Questionair – 9), các triệu chứng lo âu được đo bằng thang đo Rối loạn lo âu tổng quát GAD-7Haibo và cộng sự (2024) bằng khảo sát cắt ngang thực hiện tại sáu trường đại học ở Trung Quốc, phương pháp lấy mẫu theo cụm với mẫu điều tra hợp lệ 2.580 sau quá trình sàng lọc, số liệu thu thập thông qua sử dụng PHQ-9.

Kareen và cộng sự (2022) với nghiên cứu cắt ngang lặp thực hiện tại một trường đại học công lập ở Singapore với mẫu điều tra 15630 sinh viên. Dữ liệu thu được từ bảng câu hỏi sàng lọc sức khỏe được thực hiện vào năm 2020 và 2021. Các câu hỏi bao gồm thông tin nhân khẩu xã hội, tình trạng sức khỏe thể chất, tiền sử bệnh của bản thân và gia đình, hành vi lối sống và Bảng câu hỏi sức khỏe bệnh nhân (PHQ-9).

Allana và cộng sự (2020) trong nghiên cứu cắt ngang và mô tả với phương pháp định lượng, được thực hiện tại một cơ sở giáo dục đại học tại Brasil với mẫu nghiên cứu gồm 571 sinh viên đại học từ các khu vực khác nhau. bảng câu hỏi này được phát triển bởi các nhà nghiên cứu dựa trên hướng dẫn chẩn đoán và thống kê về rối loạn tâm thần1 và trên bảng câu hỏi về sức khỏe bệnh nhân-9 (PHQ9).

Dellosso và cộng sự (2016) sử dụng Bản tự  báo cáo về Phổ ám ảnh xã hội ( Social Phobia Spectrum-Self- Report. SHY-SR), Bảng câu hỏi tự thực hiện lấy từ Phỏng vấn lâm sàng có cấu trúc về Phổ ám ảnh sợ xã hội (Structured Clinical Interview for the Social Phobia Spectrum . SCI-SHY), với các đặc tính tâm lý đã được thiết lập và được thiết kế để khám phá tần suất của các triệu chứng lo âu xã hội ở 823 sinh viên tại Đại học Pisa, Ý.

Reis và Matos (2019) bằng phương pháp định tính nghiên cứu 2991 sinh viên đại học tại Bồ Đào Nha cho thấy các sinh viên ở Bồ Đào Nha đang lo lắng đến mức ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của họ. Lo lắng mãn tính, quá mức và không kiểm soát được về nhiều chủ đề là đặc điểm chính xác định của Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD; Cẩm nang chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần: DSM-5th Edition), thường gây ra tình trạng mất năng lực nghiêm trọng.     

Thang đo sử dụng tại Việt Nam

Sử dụng thang đo DASS-21 nghiên cứu về sinh viên tâm lý học tại Đại học Văn Lang nhấn mạnh tỷ lệ căng thẳng cao (81,1%), lo lắng (72,6%) và trầm cảm (59,8%), nhấn mạnh sự cần thiết phải hỗ trợ sức khỏe tâm thần để tăng cường động lực học tập của sinh viên (Phạm Văn Tuấn 2023).

Lan và cộng sự (2020) trong nghiên cứu Xác nhận thang đo trầm cảm, lo âu và căng thẳng (DASS-21): Phản ứng tâm lý tức thời của học sinh trong môi trường e-learning trên 2000 sinh viên đại học ở Việt nam cho thấy tỷ lệ trầm cảm, lo âu, căng thẳng ở mức độ vừa phải trở lên ở sinh viên Việt Nam lần lượt là 50%, 19,7% và 37,3%.

Trung Võ và cộng sự (2018) trong nghiên cứu “Rối loạn tâm thần ở sinh viên đại học ở Việt Nam: Bằng chứng giúp cải thiện chiến lược đối phó” bằng phương pháp nghiên cứu cắt ngang, sử dụng thang đo DASS-21 đo mức độ trầm cảm, lo lắng và căng thẳng thực hiện trên 965 sinh viên đại học ở miền Nam Việt Nam.

Phạm Tùng và cộng sự (2019) trong nghiên cứu “ Tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố nguy cơ liên quan ở sinh viên y khoa: Chuyện chưa kể ở Việt Nam”  bằng nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 494 sinh viên y khoa có kinh nghiệm lâm sàng tại Đại học Y Hà nội, sử dụng kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên theo cụm nhiều giai đoạn để chọn và mời sinh viên hoàn thành bảng câu hỏi bao gồm các đặc điểm nhân khẩu học, Bảng câu hỏi sức khỏe bệnh nhân 9 (PHQ- 9), Thang đo Động lực Học tập (AMS) và Mẫu Ngắn Bảng câu hỏi Hoạt động Thể chất Quốc tế (IPAQ).

Phan Nguyệt Hà và cộng sự (2022) trong nghiên cứu “Trầm cảm ở sinh viên trường Đại học Y Hà nội năm học 2020-2021 trong bối cảnh đại dịch covid-19 và một số yếu tố liên quan”  sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang trên 1325 sinh viên trường Đại học Y Hà Nội, công cụ để đánh giá trầm cảm là thang đo DASS 21 cho thấy có 57,1% sinh viên có nguy cơ mắc trầm cảm.

Lê Minh Thuận và cộng sự (2018) trong nghiên cứu “Thực trạng trầm cảm trong sinh viên đại học” bằng nghiên cứu cắt ngang mô tả tại một thời điểm trên 830 tại các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh sinh vi,ên được chọn ngẫu nhiên chia làm 3 nhóm ngành: Ngành Khoa học tự nhiên – Kỹ thuật, ngành khoa học Xã hội và nhân văn, và ngành Y tế. Trầm cảm được đánh giá qua thang đo PHQ-9 và điểm ≥ 10 được dùng làm mốc gợi ý có trầm cảm. 

Phạm Thị Thuỳ Dung và cộng sự (2024) trong nghiên cứu “Lo âu ở sinh viên trường đại học phenikaa năm 2023 và một số yếu tố liên quan” , nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 422 sinh viên trường Đại học Phenikaa năm 2023, sử dụng cách chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Thông tin được thu thập bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn kết hợp sử dụng thang đo GAD-7 cho thấy tỷ lệ sinh viên bị lo âu là 53,1%; trong đó lo âu mức độ nhẹ, trung bình và nặng lần lượt là 32,0%%, 12,8% và 8,3%.

Lê Hồng Hoài Linh và cộng sự (2024) trong nghiên cứu “Rối loạn lo âu, trầm cảm và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tâm thần của sinh viên Thành Phố Hồ Chí Minh” , nghiên cứu cắt ngang được sử dụng nhằm mục tiêu ước lượng tỷ lệ lo âu, trầm cảm (theo GAD-7 và PHQ-9) cùng một số yếu tố liên quan và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần của 2550 sinh viên ở 20 trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023.

Nguyễn Thị Thanh Thảo và cộng sự (2021) trong nghiên cứu “Nghiên cứu tình hình stress và nhu cầu tư vấn tâm lý trên sinh viên trường Đại học Y Dược Cần thơ” bằng phương pháp mô tả cắt ngang, sử dụng bộ câu hỏi đánh giá cảm nhận stress PSS-10 (Perceived stress scale-10) trên 2515 sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

Lâm Văn Minh và cộng sự (2023) trong nghiên cứu “Thực trạng stress của sinh viên Khoa Y tại trường Đại học Công nghệ Đồng Nai năm 2023” bằng phương pháp thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích, sử dụng thang đo DASS-21 trên 149 sinh viên chính quy tại Trường Đại học Công nghệ Đồng nai. Kết quả cho thấy có 51% sinh viên có nguy cơ stress trong đó tỷ lệ stress nhẹ, vừa, nặng và rất nặng tương ứng là 16,1%, 13,4% và 8,1%; sinh viên nữ có nguy cơ stress 84,2% cao gấp 5 lần sinh viên nam 15,8%; tỷ lệ stress của sinh viên thay đổi theo từng năm trong đó năm thứ 2 có nguy có stress cao nhất 31,6% và tiếp đó là năm thứ 4 30,3%.

Trong đề tài “Nghiên cứu về stress học tập và ứng phó của sinh viên Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh” (2021), bằng phương pháp điều tra bảng hỏi, trắc nghiệm tâm lý, quan sát, thống kế mô tả, sử dụng thang đo DASS-21 nghiên cứu trên 209 sinh viên Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy tỷ lệ sinh viên mắc các triệu chứng stress từ bình thường, stress ở mức độ nhẹ, stress ở mức độ vừa, stress ở mức độ nặng và stress ở mức độ rất nặng tương ứng là 31,1%, 17,7%, 23,4%, 18,7% và 9,1% trong đó sinh viên nữ gặp phải tình trạng về stress nặng hơn sinh viên nam, sinh viên năm thứ 1 và thứ 2 có tỷ lệ stress từ nặng đến rất nặng tương đối cao.

Phan Thanh Trúc Uyên và cộng sự (2016) trong nghiên cứu “Đánh giá mức độ stress, lo âu, trầm cảm của sinh viên chính quy Khoa Dược - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh” bằng mô tả cắt ngang, phỏng vấn gián tiếp bằng thang đo DASS-21 khảo sát trên 990 sinh viên hệ chính quy từ năm thứ 1 đến năm thứ 5 cho thấy tỷ lệ sinh viên có mức độ stress, lo âu và trầm cảm từ nhẹ trở lên lần lượt là 48,08%, 68,79% và 52,63%; mức độ stress và lo âu cao nhất ở sinh viên năm thứ 1 và thấp nhất ở sinh viên năm cuối.

Phạm Kế Thuận và cộng sự (2020) trong nghiên cứu “Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y Dược Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài gòn – Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020” bằng phương pháp thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích, sử dụng thang đo DAS-21 khảo sát trên 443 sinh viên Khoa Y Dược Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019. Kết quả cho thấy tỷ lệ stress ở sinh viên là 37,9% trong đó các mức độ stress được phân bố lần lượt: tỷ lệ stress nhẹ 12,6%, tỷ lệ stress vừa 9,9%, tỷ lệ stress nặng 11,3% và tỷ lệ stress rất nặng chiếm 4,1%. Một số yếu tố liên quan đến stress ở sinh viên: nhóm tuổi, năm học, ngành học, hệ đào tạo, tham gia hoạt động ngoại khóa.

Nguyễn Việt Anh và cộng sự (2021) trong nghiên cứu “Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên Răng Hàm Mặt Trường Đại học Y Hà nội” bằng phương pháp mô tả cắt ngang, sử dụng thang đo DASS-21 khảo sát trên 383 sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên có stress chiếm tỷ lệ 66,84%, tỷ lệ stress ở nam là 63,45%; ở nữ là 68,91%. Theo mức độ stress, tỷ lệ sinh viên bị stress ở mức độ trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 34,46%, mức độ nặng và rất nặng lần lượt là 8,88% và 6,27%. Tỷ lệ stress theo năm học, cao nhất ở sinh viên năm thứ 6 là 73,97%.

Lê Thị Vũ Huyền (2021) trong nghiên cứu: Trầm cảm theo thang DASS 21 ở sinh viên hệ bác sĩ y khoa năm thứ nhất trường đại học y hà nội năm học 2020-2021 và một số yếu tố liên quan. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 345 sinh viên, công cụ để đánh giá trầm cảm là thang DASS 21. Kết quả cho thấy 52,8%% sinh viên có nguy cơ mắc trầm cảm. Trong đó trầm mức độ nhẹ: 20,6%, trầm cảm mức độ vừa: 18,6%, trầm cảm mức độ nặng: 6,7%, rất nặng: 7,0%.

Lê Mỹ Ngọc và cộng sự (2023) trong nghiên cứu: Trầm cảm theo thang đo DASS-21 ở sinh viên khối ngành khoa học sức khỏe trường đại học trà vinh sau đại dịch covid-19. Nghiên cứu sử dụng thang đo DASS-21 để đánh giá mức độ trầm cảm trên 1.046 sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ trầm cảm ở sinh viên khối ngành Khoa học sức khỏe chiếm 44,4%, trong đó mức độ nhẹ, vừa, nặng và rất nặng chiếmlần lượt là 20,1%, 14,6%, 5,1% và 4,6%.

Nguyễn Trung Nghĩa và cộng sự (2021) Độ tin cậy và Hiệu lực của Bộ câu hỏi 9 câu hỏi sức khỏe bệnh nhân phiên bản tiếng Việt (PHQ-9) dành cho sinh viên năm nhất ngành y của UMP. Độ tin cậy và giá trị của PHQ-9 phiên bản tiếng Việt được khuyến khích áp dụng trong quản lý sức khỏe tâm thần cho sinh viên năm nhất ngành y. Điểm giới hạn là 12 cho mục đích dịch tễ học và là 7 cho mục đích sàng lọc. Các nghiên cứu sâu hơn nên đánh giá các đặc điểm tâm lý của PHQ-9 phiên bản tiếng Việt đối với các nhóm trường đại học y khác hoặc các hình thức xử lý xét nghiệm khác, liệt kê dưới dạng ứng dụng di động hoặc hệ thống dựa trên web.

Nguyễn Thị Bình An và cộng sự (2023): Triệu trứng lo âu, trầm cảm hậu covid-19 và một số yếu tố liên quan ở sinh viên các trường đại học và cao đẳng, hà nội, 2022. Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi bán cấu trúc trên 1786 sinh viên từ 6 trường đại học cao đẳng của Hà Nội. Kết quả cho thấy trung bình điểm của thang đo lo âu GAD-7 là 4.43 ± 4.82. Các yếu tố liên quan đến triệu trứng lo âu bao gồm sinh ra ở nông thôn, BMI dưới 18kg/m2, có bệnh nền, số ngày nhiễm COVID-19 lớn hơn 7 ngày, điều trị COVID-19 trong bệnh viện, mệt mỏi, rối loạn cảm xúc, rối loạn giấc ngủ, và có đờm. Trung bình điểm thang đo trầm cảm PHQ-9 là 6.10 ± 0.13.

Phạm Thị Thuỳ Dung và cộng sự (2023): Lo âu ở sinh viên trường đại học phenikaa năm 2023 và một số yếu tố liên quan. Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 422 sinh viên trường Đại học Phenikaa năm 2023, sử dụng cách chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Thông tin được thu thập bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn kết hợp sử dụng thang đo GAD-7 theo hình thức phát vấn.

Lê Thị Hương (2024) Mức độ trầm cảm, lo âu và stress của sinh viên trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh. Nghiên cứu này khảo sát mô tả cắt ngang nhằm tìm hiểu mức độ trầm cảm, lo âu và stress của sinh viên (năm học 2022 - 2023) tại trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh theo thang đánh giá DASS21. Kết quả nghiên cứu trên 818 khách thể cho thấy, tỷ lệ sinh viên có biểu hiện trầm cảm, lo âu và stress lần lượt là 24.2%, 19.4% và 6.8%.

Tôn Thất Minh Thông: Sức khỏe tâm thần của sinh viên đại học huế. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình trạng sức khoẻ tâm thần của sinh viên Đại học Huế. 515 sinh viên Đại học Huế đã tình nguyện tham gia vào khảo sát. Tình trạng sức khoẻ tâm thần của khách thể được đo lường bởi Thang đo Hài lòng với cuộc sống và Thang đo Trầm cảm, Lo âu, Căng thẳng (DASS-21) Kết luận   

Việc nghiên cứu và ứng dụng các thang đo tâm thần là cần thiết để nâng cao sức khỏe tâm thần của sinh viên. Cần có sự hợp tác từ các trường và các tổ chức liên quan để thiết lập các chương trình hỗ trợ hiệu quả.    

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Bình An, Phan Tâm Anh, Hà Minh Trang, Nguyễn Ngọc Phương, Nguyễn Thị Huyền Trang. "Triệu chứng lo âu, trầm cảm hậu COVID-19 và một số yếu tố liên quan ở sinh viên các trường đại học và cao đẳng, Hà Nội, 2022." Tạp chí Y học Việt Nam, tập 533, số 2 (2023).

Phạm Thị Thùy Dung, Nguyễn Phương Anh, Ngô Thị Thu Hiền. "Lo âu ở sinh viên trường Đại học Phenikaa năm 2023 và một số yếu tố liên quan." Tạp chí Y học Việt Nam, tập 534, số 2 (2024).

Lê Thị Hương. "Mức độ trầm cảm, lo âu và stress của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh." Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 69A (2024).Linh, L. H. H., Cẩm, B. H., Tân, H. T., Đạt, N. T., & Trở, C. V.. "Rối loạn lo âu, trầm cảm và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tâm thần của sinh viên Thành Phố Hồ Chí Minh." Tạp Chí Nghiên cứu Y học, 181(8), 140-148 (2024).

Nguyễn Thị Thanh Thảo. "Nghiên cứu tình hình stress và nhu cầu tư vấn tâm lý trên sinh viên trường Đại học Y Dược Cần Thơ." Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 45, trang 128-134 (2022).

Nguyễn Thị Thanh Thảo. "Nghiên cứu tình hình stress và nhu cầu tư vấn tâm lý trên sinh viên trường Đại học Y Dược Cần Thơ." Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 45, trang 128-134 (2022).

Nguyễn Thị Thanh Thảo. "Nghiên cứu tình hình stress và nhu cầu tư vấn tâm lý trên sinh viên trường Đại học Y Dược Cần Thơ." Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 45, trang 128-134 (2022).

Nguyễn Thị Thanh Thảo. "Nghiên cứu tình hình stress và nhu cầu tư vấn tâm lý trên sinh viên trường Đại học Y Dược Cần Thơ." Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 45, trang 128-134 (2022).

Nguyễn Thị Thanh Thảo. "Nghiên cứu tình hình stress và nhu cầu tư vấn tâm lý trên sinh viên trường Đại học Y Dược Cần Thơ." Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 45, trang 128-134 (2022).

Nguyễn Thị Thanh Thảo. "Nghiên cứu tình hình stress và nhu cầu tư vấn tâm lý trên sinh viên trường Đại học Y Dược Cần Thơ." Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 45, trang 128-134 (2022).

Nguyễn Thị Thanh Thảo. "Nghiên cứu tình hình stress và nhu cầu tư vấn tâm lý trên sinh viên trường Đại học Y Dược Cần Thơ." Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 45, trang 128-134 (2022).

Nguyễn Thị Thanh Thảo. "Nghiên cứu tình hình stress và nhu cầu tư vấn tâm lý trên sinh viên trường Đại học Y Dược Cần Thơ." Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 45, trang 128-134 (2022).

Nguyễn Thị Thanh Thảo. "Nghiên cứu tình hình stress và nhu cầu tư vấn tâm lý trên sinh viên trường Đại học Y Dược Cần Thơ." Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 45, trang 128-134 (2022).

Nguyễn Thị Thanh Thảo. "Nghiên cứu tình hình stress và nhu cầu tư vấn tâm lý trên sinh viên trường Đại học Y Dược Cần Thơ." Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 45, trang 128-134 (2022).

Nguyễn Thị Thanh Thảo. "Nghiên cứu tình hình stress và nhu cầu tư vấn tâm lý trên sinh viên trường Đại học Y Dược Cần Thơ." Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 45, trang 128-134 (2022).

Nguyễn Thị Thanh Thảo. "Nghiên cứu tình hình stress và nhu cầu tư vấn tâm lý trên sinh viên trường Đại học Y Dược Cần Thơ." Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 45, trang 128-134 (2022).

Đặng Hồng Sơn

sondh@neu.edu.vn

Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục