Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của sinh viên ngành kinh tế hiện nay
Giai đoạn đại học được đánh dấu bởi những thay đổi và thách thức đáng kể có thể ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý của sinh viên. Ngoài áp lực học tập, sinh viên nói chung và sinh viên khối ngành kinh tế còn phải gánh vác những áp lực khác.
Mô hình nghiên cứu các biểu hiện của bệnh sức khỏe tâm thần ở sinh viên khối ngành kinh tế tại Việt Nam của tác giả Đặng Hồng Sơn - Khoa Kinh tế và Quản lý Nhân lực, ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, sức khỏe tinh thần trong sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngành kinh tế, ngày càng trở thành mối quan tâm.
Giai đoạn đại học được đánh dấu bởi những thay đổi và thách thức đáng kể có thể ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý của sinh viên. Ngoài áp lực học tập, sinh viên còn phải gánh vác những áp lực về tài chính, kỳ vọng về thành công trong sự nghiệp và nhu cầu có môi trường xã hội hỗ trợ. Đối với sinh viên kinh tế, các thách thức còn căng thẳng hơn do tính cạnh tranh cao trong học tập và con đường nghề nghiệp.
Tại Việt Nam, nghiên cứu về sức khỏe tinh thần của sinh viên cho thấy tỷ lệ lo âu, trầm cảm và căng thẳng ngày càng gia tăng, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cá nhân và môi trường. Nghiên cứu này nhằm lấp đầy khoảng trống bằng cách khảo sát sức khỏe tinh thần của sinh viên kinh tế, xác định các tác nhân gây căng thẳng chính và đưa ra khuyến nghị cải thiện hệ thống hỗ trợ trong các trường đại học.
Qua nghiên cứu điều tra về sức khỏe tinh thần của sinh viên ngành kinh tế tại Việt Nam, tập trung vào các chỉ số như lo âu, trầm cảm, căng thẳng và hạnh phúc cùng các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, bao gồm áp lực học tập, sự hỗ trợ xã hội và kỳ vọng cá nhân, tác giả đề xuất "mô hình hồi quy đa biến tổng về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của sinh viên khối kinh tế".
Mô hình được xây dựng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của sinh viên khối kinh tế, bao gồm các yếu tố tác động (biến độc lập) như áp lực học tập, áp lực tài chính, kỳ vọng nghề nghiệp, và các biến kiểm soát (như giới tính, năm học) để điều chỉnh tác động lên các biểu hiện sức khỏe tâm thần tổng thể.
Mô hình hồi quy tổng quát: Sức khỏe tâm thần = β₀ + β₁ × Áp lực học tập + β₂ × Áp lực tài chính + β₃ × Kỳ vọng nghề nghiệp+ β₄ × Hỗ trợ xã hội + β₅ × Kỳ vọng cá nhân + β₆ × Công việc làm thêm + β₇ × Tự điều chỉnh cảm xúc+ β₈ × Môi trường học tập + γ₁ × Giới tính + γ₂ × Năm học + γ₃ × Hoàn cảnh gia đình + γ₄ × Nơi sinh sống + ε
Các tác giả cũng đưa ra các giả thuyết:
H1: Áp lực học tập có tác động tích cực đến mức độ lo âu và căng thẳng của sinh viên.
H2: Áp lực tài chính có mối liên hệ tích cực với mức độ lo âu và trầm cảm.
H3: Kỳ vọng nghề nghiệp cao có liên hệ với mức độ lo âu và trầm cảm.
H4: Hỗ trợ xã hội có tác động tích cực, giúp giảm thiểu các triệu chứng lo âu, trầm cảm và căng thẳng.
H5: Kỳ vọng cá nhân và nhu cầu tự hoàn thiện có thể làm tăng mức độ căng thẳng và lo âu.
H6: Công việc làm thêm làm gia tăng căng thẳng và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần.
H7: Khả năng tự điều chỉnh cảm xúc có tác dụng làm giảm các biểu hiện căng thẳng và lo âu.
H8: Môi trường học tập tích cực giúp giảm thiểu các triệu chứng lo âu và trầm cảm.
Được biết, quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các thang đo tiêu chuẩn như DASS-21 cho các biểu hiện lo âu, trầm cảm, căng thẳng, và các thang đo hỗ trợ xã hội, áp lực học tập, khả năng tự điều chỉnh cảm xúc. Bên cạnh đó, phương pháp phỏng vấn sâu cũng được sử dụng để làm rõ thêm về trải nghiệm cá nhân và cách sinh viên ứng phó với các yếu tố căng thẳng.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng xây dựng dựa trên các lý thuyết nền tảng liên quan đến ể hiểu rõ hơn về sự chi phối của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Các lý thuyết này cung cấp cơ sở lý luận về cách thức các yếu tố tác động đến sức khỏe tâm thần của sinh viên, đặc biệt trong môi trường học tập và nghề nghiệp đầy cạnh tranh như khối kinh tế: Thuyết Căng Thẳng (Stress Theory) Hans Selye (1956), Thuyết Kỳ Vọng (Expectancy Theory) Victor Vroom (1964), Thuyết Hỗ Trợ Xã Hội (Social Support Theory) Cobb (1976), Thuyết Đáp Ứng Cảm Xúc (Emotional Regulation Theory) James Gross (1998), Thuyết Khả Năng Phục Hồi (Resilience Theory) Werner và Smith (1982), Thuyết Tính Cách (Personality Theory) Eysenck (1967), Thuyết Cân Bằng Giữa Học Tập và Cuộc Sống (Work-Life Balance Theory) Greenhaus và Beutell.
Đặng Hồng Sơn
Khoa Kinh tế và Quản lý Nhân lực, Đại học Kinh tế Quốc dân
Email: sondh@neu.edu.vn
- Hội sinh viên Khóa K26HLU khởi công xây dựng chương trình mái ấm cho người dân vùng lũ ở Bảo Yên
- Làm cách nào để thương hiệu tiếp cận với khách hàng là sinh viên?
- Hàng loạt chiêu trò lừa đảo thu học phí nhằm vào tân sinh viên
- Tổng hợp 8 công thức món canh chay hấp dẫn, nấu ngày thường hay ngày lễ đều hợp
- Xem thường pháp luật và sức khỏe người tiêu dùng, phòng khám đa khoa Tháng Tám bị tước giấy phép hoạt động 4 tháng
- Người đàn ông 53 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư thực quản vì phớt lờ dấu hiệu này khi ăn
- Bộ TT&TT đề xuất phối hợp liên ngành trong quản lý quảng cáo trên mạng, Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam nói gì?
- Mách nàng 7 mẹo phối đồ công sở sang chảnh, cuốn hút cho ngày chuyển mùa
- Loại rau có hàm lượng canxi gấp 4 lần sữa, giàu vitamin C vượt xa cam quýt, đi chợ nhìn thấy phải mua ngay