Tin vui: Bộ Xây dựng tiếp tục có nhiều kiến nghị mới, tạo điều kiện cho người dân mua nhà ở xã hội
Để tạo điều kiện cho người dân mua nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng kiến nghị giảm thêm lãi suất cho vay, không tính dư nợ cho vay vào hạn mức tín dụng và mời gọi thêm các ngân hàng tham gia chương trình này.
Trong báo cáo gửi tới các đại biểu Quốc hội mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, kết quả triển khai gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội (hiện đã tăng lên 140.000 tỷ đồng) theo Nghị quyết 33/NQ-CP của Chính phủ, đến nay mới có 34/63 UBND tỉnh có văn bản công bố 83 dự án đủ điều kiện vay vốn ưu đãi trên Cổng thông tin điện tử.
Về phía chủ đầu tư, 15 dự án đã ký hợp đồng tín dụng cho vay theo Chương trình 120.000 tỷ đồng với tổng mức cam kết cấp tín dụng là 4.200 tỷ đồng, dư nợ là 1.624 tỷ đồng. Còn lại 68 dự án chưa ký hợp đồng tín dụng cho vay theo chương trình này, trong đó 57 dự án chủ đầu tư không có nhu cầu vay vốn, 6 dự án đang được các ngân hàng thương mại thẩm định và 5 dự án không đáp ứng điều kiện cho vay.
Đối với người mua nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng cho biết hiện nay đã có 151 người mua nhà đã được vay vốn Chương trình 120.000 tỷ đồng với số tiền khoảng 80 tỷ đồng.
Lý giải việc triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng chậm, Bộ Xây dựng cho biết có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, các ngân hàng tham gia chưa nhiều, ngoài nhóm ngân hàng 'big 4' (Agribank, Vietcombank, VietinBank và BIDV) thì mới chỉ có thêm 4 ngân hàng (TPBank, VPBank, MB và Techcombank) tham gia.
Thứ hai, nguồn cung nhà ở xã hội bước đầu còn hạn chế, Luật Nhà ở năm 2023 và các Nghị định hướng dẫn đã tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về nhà ở xã hội, tuy nhiên 01/8/2024 mới có hiệu lực thi hành.
Thứ ba, lãi suất và thời gian hạn hưởng lãi suất chưa thực sự thu hút người vay. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã 02 lần hạ lãi suất chương trình tín dụng này, tuy nhiên lãi suất áp dụng trong nửa đầu năm 2024 là 8%/năm đối với chủ đầu tư và 7,5% đối với người mua nhà và thời hạn được hưởng lãi suất ưu đãi ngắn (3 năm đối với chủ đầu tư, 5 năm đối với khách hàng cá nhân).
Theo Bộ này, Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục đề xuất giảm lãi suất và kéo dài thời gian vay ưu đãi gói tín dụng này. Tuy nhiên để tháo gỡ các khó khăn hiện nay, Bộ Xây dựng đề xuất:
Thứ nhất, tiếp tục rà soát, tháo gỡ khó khăn vướng mắc và đôn đốc các địa phương sớm công bố các danh mục dự án nhà ở xã hội đủ điều kiện vay vốn để triển khai hiệu quả chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội.
Thứ hai, tiếp tục xem xét giảm lãi suất, nâng thời hạn vay ưu đãi khuyến khích phát triển nhà ở xã hội.
Thứ ba, nghiên cứu cho phép mở các chỉ tiêu/hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại theo hướng: Phần cho vay nhà ở xã hội không phải tính vào chỉ tiêu/hạn mức tín dụng của ngân hàng và được đánh giá, tổng kết hàng năm;
Cuối cùng, Bộ Xây dựng đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, khuyến khích thêm các ngân hàng thương mại tham gia chương trình cho vay nguồn vốn hỗ trợ 120.000 tỷ đồng, theo An ninh Thủ đô.
- Đề xuất giảm lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội, người thu nhập thấp có thể giảm gánh nặng nếu được thông qua
- Muốn mua nhà ở xã hội, người dân phải đáp ứng điều kiện về thu nhập này
- Gói tín dụng nhà ở xã hội 125.000 tỷ đồng thế nào sau một năm triển khai?
- Đề xuất người có thu nhập dưới 3 triệu/tháng sẽ được nhận hỗ trợ đặc biệt, xem ngay để biết
- Túi xách, giày dép giả mạo nhãn hiệu tràn ngập mạng xã hội, doanh nghiệp và người tiêu dùng có trách nhiệm gì?
- Suzuki US125 có kiểu dáng cổ điển, động cơ mạnh ngang Air Blade và mức giá dễ 'đấu' Honda Vision
- Bộ Công Thương thông tin về lộ trình tăng giá điện trong năm nay và những năm tới
- Trứng vịt lộn bổ dưỡng nhưng 'đại kỵ' với thực phẩm này, tuyệt đối không ăn chung kẻo nguy hiểm khôn lường
- Điểm danh 6 quán chay Thủ Đức chất lượng có tiếng bởi những món chay thanh đạm, đậm đà khó quên