Thứ sáu, 02/05/2025
logo
Tiêu dùng thông minh

Tiết kiệm trong thời kỳ khủng hoảng: 6 nguyên tắc sống còn giúp bạn không 'cháy túi'

Thanh Hoa (Theo nerdwallet.com) Thứ sáu, 02/05/2025, 06:14 (GMT+7)

Tiết kiệm tiền trong thời điểm khó khăn như khủng hoảng kinh tế, mất việc sẽ không còn là thách thức lớn nếu bạn áp dụng 6 nguyên tắc thông minh này.

Thu nhập 10 triệu, dân văn phòng nên tiết kiệm bao nhiêu mỗi tháng?

Cách tra cứu để không mua phải sản phẩm giả, kém chất lượng, người dân nên biết

Quản lý tài chính gia đình 'dễ như chơi': 7 cách theo dõi chi tiêu giúp bạn giữ chặt từng đồng trong ví

Dưới đây là những điều nên và điều không nên làm khi muốn tiết kiệm trong thời kỳ khủng hoảng. Dù bạn đang độc thân, có gia đình hay làm công ăn lương, tất cả đều có thể áp dụng.

Những điều nên làm để tiết kiệm hiệu quả trong khủng hoảng

Cắt giảm chi tiêu một cách chiến lược

Cắt giảm chi tiêu là nguyên tắc cơ bản nhất, nhưng trong giai đoạn khủng hoảng, bạn cần thay đổi cách xác định “không cần thiết”. Hãy chia chi tiêu thành hai nhóm:

  • Chi phí bắt buộc: tiền nhà, điện nước, thực phẩm, thuốc men

  • Chi phí linh hoạt: ăn ngoài, giải trí, mua sắm cá nhân

Đối với các hóa đơn tài chính như thẻ tín dụng hay khoản vay, nếu bạn không thể thanh toán đầy đủ, có thể tạm thời trả mức tối thiểu. Nếu được, hãy chủ động thương lượng với bên cho vay để được hỗ trợ giảm lãi suất hoặc giãn nợ là điều hoàn toàn nên làm.

Điều chỉnh mục tiêu tiết kiệm phù hợp với thu nhập mới

Bạn không nhất thiết phải giữ mục tiêu tiết kiệm 3–6 tháng chi phí sinh hoạt như giai đoạn bình thường. Khi thu nhập giảm, hãy đặt lại kỳ vọng cho thực tế hơn:

  • Giảm số tiền chuyển vào tài khoản tiết kiệm mỗi tháng

  • Chuyển sang tiết kiệm linh hoạt: để dành khi có tiền thưởng, tiền lẻ, tiền mừng tuổi...

  • Tạm dừng chuyển khoản tự động, nhưng vẫn duy trì thói quen tiết kiệm thủ công

revisit-your-budget-0607-1430

Điều chỉnh mục tiêu tiết kiệm phù hợp với quỹ tài chính cá nhân (Ảnh: Sưu tầm)

Gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm có lãi suất cao

Nếu bạn đang để tiền trong tài khoản thanh toán mà không có lãi, hãy cân nhắc mở tài khoản tiết kiệm online tại các ngân hàng có uy tín. Một số nơi đang áp dụng mức lãi suất tiết kiệm rất cao và bạn có thể tham khảo để gia tăng nguồn tiền.

Hãy chọn ngân hàng:

  • Không yêu cầu số dư tối thiểu

  • Không tính phí duy trì tài khoản

  • Có ứng dụng dễ sử dụng, quản lý linh hoạt

Việc này không chỉ giúp tiền sinh lời mà còn tạo rào chắn tâm lý, hạn chế việc rút ra tiêu xài tùy tiện.

Tận dụng nguồn lực từ cộng đồng và chính sách hỗ trợ

Trong giai đoạn khó khăn về tiền bạc, nếu cần thiết, bạn đừng ngại tìm đến sự hỗ trợ từ:

  • Các chương trình của nhà nước (giảm giá điện, nước, BHYT)

  • Tổ chức thiện nguyện, nhóm từ thiện tại địa phương...

  • Hội đoàn, hội phụ nữ, tổ dân phố...

  • Các dịch vụ chia sẻ thực phẩm, bếp ăn miễn phí, hỗ trợ học phí cho con...

Những điều không nên làm khi tiết kiệm trong khủng hoảng

Rút tiền tiết kiệm mà không có kế hoạch rõ ràng

Bạn có quỹ khẩn cấp và cần dùng đến? Hoàn toàn hợp lý. Nhưng hãy rút tiền một cách có chiến lược:

  • Xác định rõ số tiền cần dùng

  • Lập danh sách chi tiêu cụ thể

  • Đặt ngưỡng tối thiểu không nên để tài khoản tiết kiệm xuống dưới (ví dụ: 5 triệu hoặc 10 triệu tùy cảm giác an toàn của bạn)

Lưu ý rằng, bạn vẫn cần sống ổn định sau giai đoạn khủng hoảng. Do đó, đừng tiêu cạn ví để sau này không biết sẽ đi đến đâu.

Rút tiền tiết kiệm quá thường xuyên

Nhiều ngân hàng giới hạn số lần rút từ tài khoản tiết kiệm. Nếu vượt quá, bạn có thể bị tính phí hoặc mất quyền lợi. Ngoài ra, thói quen rút tiền liên tục còn khiến bạn:

  • Mất kiểm soát dòng tiền

  • Tạo tâm lý “có bao nhiêu xài hết”

  • Khó thiết lập lại quỹ dự phòng trong tương lai

Nếu bạn thấy mình đang liên tục rút tiền, hãy xem lại kế hoạch chi tiêu ban đầu. Rất có thể bạn đã không tính tới các khoản phát sinh hoặc đặt mục tiêu tiết kiệm quá cao so với thực tế.

Tiết kiệm tiền trong thời kỳ khủng hoảng không phải là chuyện dễ, nhưng lại là hành động cần thiết để giữ vững sự ổn định cho bản thân và gia đình. Dù chỉ là vài chục ngàn mỗi tuần, vài trăm ngàn mỗi tháng, đây vẫn là bước chuẩn bị đúng đắn mà bạn nên có.

Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục