Thứ bảy, 26/04/2025
logo
Tư vấn tiêu dùng

Cách tra cứu để không mua phải sản phẩm giả, kém chất lượng, người dân nên biết

Vi An Thứ bảy, 26/04/2025, 15:00 (GMT+7)

Bộ Y tế khuyến cáo người dân hãy kiểm tra kỹ những thông tin quan trọng và áp dụng những lưu ý sau để tránh mua phải sản phẩm giả, kém chất lượng.

Quảng cáo nổ "100g sữa bột bằng 20l sữa tươi", 1 hãng sữa trẻ em bị Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra

Danh sách 84 sản phẩm sữa bị thu giữ trong đường dây sản xuất sữa giả, người tiêu dùng cần biết

Trước ồn ào bị tố quảng cáo sữa giả, sữa kém chất lượng, MC Quyền Linh nói gì?

Thời gian gần đây, những thông tin về sữa giả, thuốc giả đã khiến không ít người dân lo lắng, sợ mình rơi vào cảnh "tiền mất, tật mang" khi mua nhầm thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả hay kém chất lượng.

Chính vì thế, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã đưa khuyến cáo người dân khi có nhu cầu mua và sử dụng thực phẩm sức khỏe cần lưu ý.

Theo Cục An toàn thực phẩm, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần đến cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.

screen-shot-2025-04-21-at-20446-pm-17452190990691196018776-2150
Người dân có thể cứu sản phẩm đã được cấp phép trên cổng thông tin của Cục An toàn thực phẩm .

Đặc biệt, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải được Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm mới được lưu thông trên thị trường. Tất cả thông tin về các các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và được cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo được công khai trên trang web của Cục An toàn thực phẩm, cổng Dịch vụ công của Bộ Y tế; cổng khai y tế… Người dân có thể tra cứu trước khi quyết định chọn mua sản phẩm.

Và, điều quan trọng không kém đó là người dân cần kiểm tra kỹ thông tin sản phẩm trên nhãn sản phẩm hoặc nhãn phụ đối với sản phẩm nhập khẩu với đầy đủ các thông tin sau:

1. Tên sản phẩm;

2. Ngày sản xuất, hạn sử dụng;

3. Thành phần, thành phần định lượng;

4. Định lượng;

5. Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản: Công dụng, đối tượng sử dụng, cách dùng;

6. Khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);

7. Ghi cụm từ: "Thực phẩm bảo vệ sức khỏe";

8. Ghi cụm từ: "Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh".

9. Số tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, số xác nhận nội dung quảng cáo (nếu có).

10. Tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và cơ sở sản xuất sản phẩm.

Bên cạnh đó, cục An toàn thực phẩm cũng khuyến cáo người dân khi xem quảng cáo trên mạng xã hội cần lưu ý phân biệt các dấu hiệu vi phạm trong quảng cáo. Chẳng hạn như: Uống thực phẩm bảo vệ sức khỏe sau đó sẽ khỏi bệnh; hoặc có hình ảnh bác sĩ, nhân viên y tế giới thiệu về sản phẩm, không có dòng chữ "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"... là những nội dung quảng cáo vi phạm.

Đặc biệt, trên website của Cục An toàn thực phẩm cung cấp các thông tin về "công khai xử lý vi phạm", người dân có thể tra cứu thông tin để biết được sản phẩm có vi phạm không.

Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục