Thứ bảy, 19/04/2025
logo
Video

Điểm tên 21 loại thuốc giả trong đường dây vừa bị triệt phá, dùng thuốc giả nguy hiểm thế nào?

Huyền My Thứ năm, 17/04/2025, 16:04 (GMT+7)

Liên quan đến vụ triệt phá đường dây thuốc giả, các chuyên gia lo ngại người bệnh khi dùng thuốc giả có nguy cơ gặp nhiều hệ lụy.

Sau vụ sữa giả, công an triệt phá đường dây sản xuất thuốc giả thu lời hàng trăm tỷ

Quảng cáo nổ "100g sữa bột bằng 20l sữa tươi", 1 hãng sữa trẻ em bị Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra

Sữa bột giả không yến, không đông trùng hạ thảo gây nguy hại thế nào đến sức khoẻ người tiêu dùng?

Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, thu lời bất chính lên đến gần 200 tỷ đồng.

Theo thông tin trên Báo VietNamNet, lực lượng chức năng đã thu giữ 21 loại thuốc tân dược, bao gồm kháng sinh như Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter, Neo-Codion và các thuốc trị xương khớp, cụ thể gồm 1.232 hộp nhức khớp tê bại hoàn; 4.122 hộp Tui Hua Shen Jing Tong (thường gọi là thuốc thoái hóa Singapore); 2.285 hộp trùng thảo sâm nhung bổ tỳ khai vị đại bổ hoàn; 1.923 hộp Profeessor’s Pill (thường gọi là khớp xanh); 5.172 hộp Mujarhabat Kapsul (thường gọi là khớp xanh); 2.017 hộp thuốc Gai cốt hoàn; 930 hộp thuốc tọa cốt thiên ma thống phong hoàn; 6.612 hộp thuốc Tuyết liên thiên ma bảo khớp hoàn; 1.014 hộp thuốc phong tê nhức Bạch Xà Vương; 4.743 hộp thuốc phong tê nhức Hổ Cốt Hoàn; 845 hộp thuốc đa xoang mũi; 4.012 hộp thuốc Viên vai cổ; 2.413 hộp thuốc Yuan Bone; 834 hộp thuốc thoái cốt hoàn plus; 515 hộp thuốc thoái hóa nhức khớp hoàn plus; 657 hộp thuốc thoái hóa tọa cốt đơn.

Trả lời Báo VietNamNet, Phó giáo sư Nguyễn Hoài Nam - Đại học Y Dược TPHCM cho biết: Người bệnh khi dùng thuốc giả có nguy cơ gặp nhiều hệ lụy. Nếu sản phẩm là thuốc giả hoàn toàn như bột mì không có công dụng chữa bệnh. Nếu là thuốc giả bán phần với hàm lượng không đủ, sai thành phần, thì vừa không có tác dụng chữa bệnh, vừa có tác dụng phụ gây hại khác.

Lo ngại nhất là nhiều thuốc trị xương khớp, tân dược có thể bị trộn thành phần kháng viêm liều cao như Corticoid. Người bệnh khi dùng thuốc giả có thể giảm triệu chứng đau nhưng phải lệ thuộc vào thuốc, cứ "đau là uống". Dùng thuốc giả trong thời gian dài dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng như loãng xương, tăng huyết áp, gây huyết khối làm nghẽn mạch, gây loét dạ dày, giảm miễn dịch dễ bị nhiễm trùng. Đặc biệt, dùng Corticoid trong thời gian dài có nguy cơ teo tuyến thượng thận do tuyến này quen với tình trạng có thuốc trong cơ thể sẽ ngưng hoạt động, không còn duy trì chức năng nội tiết.

Để phòng mua phải thuốc giả, kém chất lượng, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh chỉ mua thuốc tại nhà thuốc đạt tiêu chuẩn, được cấp phép, tuyệt đối không mua thuốc trôi nổi, bán kiểu trao tay.

Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục