Chọn mức tiết kiệm 3 tháng hay 6 tháng thu nhập để không lo khi gặp khó khăn? Chuyên gia tài chính tiết lộ bất ngờ
Khi cuộc sống bất ngờ "quay xe" với những biến cố như mất việc, bệnh tật hay chi phí khẩn cấp, một khoản tiền dự phòng sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn để giải quyết mọi chuyện. Nhưng nên để dành bao nhiêu mới đủ?
Chuyên gia tài chính tiết lộ nên gửi tiết kiệm ngắn hạn hay dài hạn để có lợi nhất?
Cô gái kiếm 12 triệu nhưng tiết kiệm được 10 triệu, bí quyết là gì?
Vấn đề tài chính cặp đôi nên chia sẻ để tránh "ngoại tình tài chính"
Tiết kiệm tiền không chỉ đơn giản là tích lũy, mà còn là cách để tạo ra cảm giác an toàn và chủ động trong quản lý tài chính cá nhân. Cuộc sống luôn tiềm ẩn những rủi ro khó đoán như ốm đau, mất việc hay thu nhập giảm bất ngờ. Những lúc ấy, một quỹ dự phòng khẩn cấp sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn mà không cần đi vay mượn hay làm gián đoạn kế hoạch tài chính đã đề ra từ trước.

Khoản tiền này cũng đóng vai trò như “phao cứu sinh” trong những tình huống cần tiền gấp, giúp bạn không rơi vào trạng thái căng thẳng vì thiếu hụt tài chính. Đồng thời, cũng giúp bạn đảm bảo tiến độ để đạt để được các mục tiêu đã đề ra trước đó. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng khi thực sự cần tiền gấp để chi trả cho khoản nào đó. Điều này sẽ giảm đáng kể áp lực cũng như căng thẳng về mặt tài chính cá nhân.
Tuy nhiên, bạn cũng cần sử dụng quỹ này đúng mục đích. Những chi tiêu mang tính ngẫu hứng như một chuyến đi chơi cuối tuần bất chợt hay vé xem nhạc cùng bạn bè không nên lấy từ khoản dự phòng. Nếu thấy ngân sách hàng tháng bị “kẹt”, có thể điều chỉnh mức tiết kiệm sao cho hợp lý, nhưng vẫn cần bảo vệ quỹ khẩn cấp cho đúng tinh thần: chỉ dùng khi thực sự cần thiết.
Chọn mức tiết kiệm nào là hợp lý?
Theo bà Trần Thị Mai Hân - chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT, quỹ Dự phòng khẩn cấp, về cơ bản giống như một thẻ tín dụng của riêng bản thân bạn, tự mình cấp tín dụng cho mình. Rất nhiều người trong chúng ta đã từng rơi vào vòng xoáy tài chính, đã từng cháy túi, phải vay từng khoản tiền nhỏ để xoay sở…

Việc có sẵn một quỹ dự phòng khẩn cấp giúp bạn có thể đối mặt với các tình huống khó khăn, không phải đi vay để đáp ứng nhu cầu tài chính và do đó giảm căng thẳng về tài chính.
Tùy vào tình hình tài chính của từng cá nhân và gia đình mà việc tiết kiệm bao nhiêu
Việc xác định xem tiết kiệm bao nhiêu là phù hợp sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi người hoặc mỗi gia đình. Để xác định mức phù hợp, bạn nên cân nhắc đến mức độ ổn định của công việc, thu nhập hiện tại và tình hình sức khỏe của bản thân. Ngoài ra, nếu bạn đang chăm lo cho người thân hoặc có người phụ thuộc về tài chính, con số này có thể cần điều chỉnh tăng lên để đảm bảo an toàn trong những tình huống bất ngờ.
Nếu tình hình tài chính tốt, quỹ dự phòng chỉ cần khoảng 3-4 tháng chi phí thiết yếu. Nếu tình hình tài chính không ổn định, quỹ dự phòng ít nhất là 6 tháng chi phí thiết yếu và có thể cao hơn nữa.
Ngoài ra, nếu bạn đang phải trả nợ vay ngân hàng, quỹ dự phòng khẩn cấp sẽ bao gồm khoản nợ gốc và lãi phải trả ngân hàng hàng tháng. Có nghĩa là quỹ dự phòng sẽ bao gồm ít nhất 6 tháng chi phí thiết yếu và 6 tháng khoản phải trả ngân hàng.
Nếu các yếu tố về tính bất ổn cao hơn, có thể cần một quỹ dự phòng từ 12 tháng cho các khoản chi trở lên.