Thứ sáu, 27/10/2023, 09:28 (GMT+7)

Gửi tiết kiệm cho con có lợi ích gì? 4 lưu ý khi mở sổ tiết kiệm cho con

Điều này sẽ giúp cha mẹ có nền tảng tài chính vững vàng để đáp ứng các nhu cầu học tập, mua sắm trang thiết bị... của con trong tương lai.

Trẻ em có được đứng tên sổ tiết kiệm?

Khoản 2 Điều 3 thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định người gửi tiền là người từ đủ 18 tuổi trở lên, là công dân việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật. Nếu công dân Việt Nam dưới 18 tuổi thì phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Công dân Việt nam từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
  • Công dân Việt Nam dưới 15 tuổi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật mà thực hiện giao dịch gửi tiết kiệm phải thông qua người đại diện theo pháp luật; công dân Việt Nam có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện giao dịch gửi tiết kiệm thì phải thông qua người giám hộ.

Như vậy, sổ tiết kiệm cho con là sổ mà bố mẹ hoặc người giảm hộ mở và gửi tiền nhưng đứng tên và sử dụng số tiền trong sổ là con. Tùy vào độ tuổi của con bạn và thời điểm mở sổ tiết kiệm mà bạn có thể lựa chọn kỳ hạn rút tiền linh hoạt theo nhu cầu của bạn hoặc gia đình.

father-and-son-calculating-coins-pwsimg-8601
Gửi tiết kiệm cho con có ưu điểm là sinh lời và tích lũy qua các năm, đầu tư ít rủi ro và thủ tục mở/rút tiền linh hoạt. (Ảnh: HSBC)

Những lợi ích khi mở sổ tiết kiệm cho con

Tiết kiệm cho con đang là xu hướng được nhiều phụ huynh lựa chọn trong thời gian gần đây với nhiều ưu điểm vượt trội.

Tính rủi ro thấp

Trong bất kỳ trường hợp nào, ngân hàng đều có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho số tiền tiết kiệm của khách hàng. Do đó, các rủi ro về tài chính khi gửi tiết kiệm gần như là không có.

Khả năng sinh lời cao

Ngoài tính rủi ro thấp, cha mẹ thường lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm vì mang lợi nhuận ổn định. Tiền gửi trong sổ tiết kiệm cho con không đúng yên mà tích lũy và sinh lời qua các năm. Nếu bố mẹ mở sổ tiết kiệm cho con từ sớm thì đến tuổi trưởng thành, con sẽ nhận được một khoản tiền cả gốc lẫn lãi lớn. 

Mở/rút sổ tiết kiệm linh hoạt

Trong quá trình gửi tiết kiệm, cha mẹ có thể rút tiền trước thời hạn bất cứ lúc nào với thủ tục vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Đặc biệt, cha mẹ vẫn được hưởng lãi suất không kỳ hạn nếu rút tiền trước ngày đáo hạn.

Những lưu ý khi mở sổ tiết kiệm cho con

Khi mở sổ tiết kiệm cho con, khách hàng cần lưu ý một số vấn đề sau:

Chọn ngân hàng uy tín

Độ tín nhiệm của các ngân hàng là điều mà các phụ huynh cần quan tâm khi "chọn mặt gửi vàng". Theo đó, phụ huynh nên lựa chọn các thương hiệu lớn, hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng và có lượng khách hàng ổn định để an tâm khi gửi tiết kiệm.

Mở sổ tiết kiệm cho con dưới 18 tuổi có được không?
Nên chọn ngân hàng uy tín trước khi quyết định mở sổ tiết kiệm. (Ảnh: Thebank)

Số tiền gửi tối thiểu

Mở sổ tiết kiệm trực tiếp hay online cũng có sự khác nhau về số tiền gửi tiết kiệm. Do đó, cha mẹ nên tham khảo trên website hoặc đến trực tiếp ngân hàng để được tư vấn cụ thể.

Phương thức trả lãi

Lãi suất và phương thức trả lãi luôn là tiêu chí được ưu tiên hàng đầu khi gửi tiết kiệm bởi nó quyết định trực tiếp đến việc con bạn sẽ nhận được bao nhiêu tiền từ gói tiết kiệm này. Nếu không có ý định sử dụng đến khoản tiền này thì phụ huynh nên lựa chọn phương thức trả lãi cuối kỳ. Phụ huynh cũng có thể chọn hình thức trả lãi trước hoặc trả lãi định kỳ trong trường hợp cần tiền cố định hàng tháng.

Kiểm tra thông tin cá nhân trong hợp đồng

Đề phòng trường hợp sổ tiết kiệm bị nhập nhầm vào hệ thống, sau khi gửi tiền tiết kiệm và nhận sổ, người nhận phải kiểm tra thông tin về tên ngân hàng, loại hình tiền, kỳ hạn gửi, ngày gửi tiền và ngày đến hạn, lãi suất, phương thức trả lãi và thông tin cá nhân, phòng trường hợp rắc rối khi đáo hạn hợp đồng.

Từ khóa:
Cùng chuyên mục