Thứ năm, 15/05/2025
logo
Tiêu dùng thông minh

Thức ăn thừa để được bao lâu? Biểu đồ “sống còn” giúp bạn tránh rước bệnh vào người

Thanh Hoa (Theo Better Homes & Gardens) Thứ tư, 14/05/2025, 16:39 (GMT+7)

Thức ăn thừa nếu vứt đi sẽ rất lãng phí. Tuy nhiên, việc cất giữ lại, tận dụng chúng cho những lần ăn tiếp theo cần phải lưu ý để tránh gây ảnh hưởng sức khỏe.

Bí kíp chọn quạt trần cho phòng khách vừa mát, tiết kiệm lại hợp không gian sống

Mẹo bảo quản thịt khi mất điện để tránh lãng phí và tiết kiệm chi phí thực phẩm

10 loại rau củ quả dễ "ngậm" thuốc trừ sâu nhất, ra chợ thấy cần cân nhắc kỹ trước khi chọn mua

Thức ăn thừa để được trong bao lâu? Làm sao để bảo quản đúng cách? Hãy cùng khám phá biểu đồ “sống còn” dưới đây để đảm bảo an toàn sức khỏe và tránh lãng phí thực phẩm.

Thức ăn thừa có thể giữ được bao lâu?

Theo hướng dẫn từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) và nhiều chuyên gia, mỗi loại thực phẩm có “hạn sử dụng an toàn” riêng khi được bảo quản trong tủ lạnh hoặc đông lạnh. Dưới đây là mốc thời gian lý tưởng để sử dụng các món ăn phổ biến:

Loại thực phẩm Tủ lạnh Ngăn đông
Thịt nấu chín (thịt viên, gà viên…) 3 - 4 ngày 1 - 3 tháng
Gà rán, gà quay 3 - 4 ngày 4 tháng
Mì ống, cơm, quinoa 3 - 6 ngày 1 - 6 tháng
Pizza 3 - 4 ngày 1 - 2 tháng
Salad trộn với thịt/cá/mì 3 - 4 ngày Không khuyến khích
Trứng luộc còn vỏ 1 tuần Không khuyến khích
Súp, canh, món hầm 3 - 4 ngày 2 - 3 tháng
Trái cây đã cắt 3 - 4 ngày 3 tháng
Rau đã nấu 3 - 4 ngày 1 - 2 tháng
Phô mai mềm (brie, phô mai dê…) 1 - 2 tuần 6 tháng
Bánh ngọt, bánh nướng 3 - 7 ngày 2 - 6 tháng

Lưu ý: Với thực phẩm chưa mở bao bì, hãy tuân theo ngày hết hạn ghi trên nhãn. Nếu đã mở hoặc chế biến, hãy ghi chú ngày bảo quản và tiêu thụ sớm để đảm bảo an toàn.

4806897_cover-an-con-du-1426
Mỗi loại thực phẩm sẽ có “hạn sử dụng an toàn” riêng khi được bảo quản (Ảnh: Sưu tầm)

Một số lưu ý an toàn với thức ăn thừa

Cẩn trọng với đồ ăn mang về

Dù là phần ăn mang về từ nhà hàng hay đồ ăn dư từ tiệc tại nhà, nguyên tắc “2 giờ vàng” là cực kỳ quan trọng. Hãy cho thức ăn vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ sau khi nấu (hoặc 1 giờ nếu ở nhiệt độ trên 32°C). Sau đó, bạn có thể tiếp tục sử dụng trong 3 - 4 ngày.

Nếu bỏ quên quá lâu, kể cả món ngon nhất cũng nên được cho vào thùng rác.

Hâm nóng và rã đông đúng cách

Một điều nguy hiểm là bạn không thể “nhìn thấy” hay “ngửi thấy” vi khuẩn gây bệnh. Vì thế, hãy luôn hâm nóng thức ăn thừa đến tối thiểu 74°C (165°F) để tiêu diệt vi khuẩn có hại. Dùng nhiệt kế thực phẩm là cách chính xác nhất.

Với đồ đông lạnh, không nên rã đông ở nhiệt độ phòng (trừ các món như bánh mì hoặc bánh nướng). Hãy chuyển xuống ngăn mát tủ lạnh để rã đông từ từ, vừa an toàn lại giữ được chất lượng món ăn.

bq2-1427
Thức ăn thừa cần bảo quản và rã đông phù hợp (Ảnh: Sưu tầm)

Khi nào nên vứt bỏ thức ăn thừa?

Đôi khi, mùi lạ hay lớp nhớt trên bề mặt là dấu hiệu rõ ràng để bạn loại bỏ thức ăn. Nhưng cũng có trường hợp đồ ăn trông bình thường nhưng đã tiềm ẩn nguy cơ.

Trong những trường hợp nghi ngờ, hãy tuân theo nguyên tắc “khi không chắc, tốt hơn nên bỏ”. An toàn sức khỏe luôn là ưu tiên số một.

Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục