Thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg? Phát triển như thế nào?
Thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Trong những tuần cuối cùng của thai kì mẹ đã cảm nhận được sự phát triển rõ rệt của thai nhi. Lúc này, thai nhi đã trở thành một em bé hoàn chỉnh, các cơ quan trong cơ thể sẵn sàng thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Cùng Tiếp Thị Gia Đình tìm lời giải đáp trong bài viết này nhé!
Thai 38 tuần là tháng thứ mấy?
Trước khi tìm hiểu thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg, mẹ bầu cần biết được 38 tuần là tháng thứ mấy. Tuần thứ 38 là cột mốc quan trọng của mẹ bầu. Ở tuần này, em bé của bạn đã sẵn sàng “ra khỏi bụng mẹ” và khám phá thế giới xung quanh. Nếu bạn đang mang thai 38 tuần, bạn đã ở tháng thứ 9. Chỉ còn vài tuần nữa thôi là mẹ sẽ gặp được bé yêu của mình. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 4-5% thai phụ sẽ sinh đúng ngày. Vì vậy, vào tuần 38, mẹ bầu hãy chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để chào đón thiên thần nhỏ của mình.
Thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg?
Trong suốt tuần thứ 38 của thai kỳ, bé tiếp tục tích thêm mỡ dưới da để giúp kiểm soát thân nhiệt sau khi chào đời. Mẹ thắc mắc không biết thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg? Theo Hiệp hội Sản phụ Hoa Kỳ, ở tuần thứ 38, em bé dài 49,78cm và nặng khoảng 3,08kg.
Khi đã biết thai 38 tuần là bao nhiêu, mẹ bầu cũng cần chú ý đến một số chỉ số thai nhi khác, chẳng hạn như:
-
Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) lúc 38 tuần: 86 - 98 mm, trung bình 92 mm.
-
Chiều dài xương đùi (FL): 67 – 81mm, trung bình là 71 mm.
-
Chu vi vòng bụng (AC): 299 – 386mm, trung bình là 342mm.
-
Chu vi vòng đầu (HC): 320 – 360mm, trung bình là 340mm.
-
Cân nặng ước tính (EFW): 2757 – 3886g, trung bình là 3321g.
Vậy mẹ đã biết thai 38 tuần nặng bao nhiêu rồi, cũng như biết đường kính lưỡng đỉnh thai 38 tuần là gì rồi! Hãy đọc để biết một số thông tin dưới đây để giải đáp thắc mắc thai nhi 38 tuần phát triển như thế nào nhé!
Thai tuần thứ 38 phát triển như thế nào?
Thai nhi 38 tuần tuổi gần như đã hoàn thiện về hình dáng và các cơ quan bên trong. Vòng đầu và vùng bụng của bé cũng trở nên cân đối hơn.
Bên ngoài da bé là lớp sáp giúp chống lại sự tấn công của vi khuẩn cũng như giữ ẩm cho da. Lớp mỡ của bé dày nhằm để giữ ấm cơ thể. Chính vì vậy mà chúng ta thấy các bé rất mũm mĩm và dễ thương. Sự phát triển của bé còn thể hiện ở nhiều đặc điểm như:
-
Móng chân xuất hiện: Ở tuần thứ 38 của thai kỳ, móng của bé đã mọc ra, giống như một đứa trẻ sơ sinh hoàn chỉnh. Móng chân của bé mỏng và rất dễ gãy vào thời điểm này, nhưng chúng sẽ cứng lại ngay sau khi bé chào đời.
-
Phản xạ tay của bé “chuẩn” hơn: Ở tuần thứ 38, phản xạ cầm nắm của bé trở nên nhanh và chính xác hơn. Em bé có thể nắm lấy dây rốn đã có sẵn trong bụng mẹ và xem đó như một trò chơi thú vị.
-
Màu mắt: Mắt của thai nhi có sắc tố không ổn định. Chúng chỉ điều chỉnh tối ưu khi tiếp xúc với ánh sáng bên ngoài. Chỉ khi bé được một tuổi trở lên, mẹ mới có thể xác định được màu mắt của bé.
-
Lớp lông tơ rụng đi: Ban đầu, lớp lông tơ trên da bé rất dày và chúng có tác dụng giữ ấm cho cơ thể. Tuy nhiên, theo thời gian, lớp lông tơ này sẽ rụng dần. Đến tuần thứ 38, chúng gần như biến mất hoàn toàn.
-
Phổi phát triển hoàn thiện hơn: Tuần thứ 38 của thai kỳ cũng là giai đoạn phổi của bé phát triển mạnh mẽ. Điều này nhằm đảm bảo rằng khi em bé chào đời, phổi đã sẵn sàng hoạt động và cung cấp oxy cho em bé thở.
-
Não phát triển nhanh: Ở tuần thứ 38 của thai kỳ, não bộ và các nếp nhăn của bé đang phát triển rất nhanh chóng.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu khi mang thai 38 tuần
Ngoài việc tìm hiểu thai 38 tuần nặng bao nhiêu, việc hiểu rõ những thay đổi của cơ thể mẹ giai đoạn này cũng giúp mẹ bầu chuẩn bị tâm lý tốt hơn.
Mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn
Khi “ngôi nhà” tử cung trở nên chật hẹp đối với em bé, đầu của em bé có xu hướng đè xuống xương chậu của mẹ. Kết quả là bàng quang của mẹ bị chèn ép, gây ra tình trạng đi tiểu thường xuyên hơn. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần duy trì uống nước để đảm bảo có đủ nước ối trong tử cung.
Mẹ bầu mang thai 38 tuần có thể bị tiêu chảy
Một dấu hiệu khác cho thấy cơ thể mẹ đang thay đổi để chuẩn bị “vượt cạn” là phân trở nên mềm và nhiều nước hơn, có thể gây ra tiêu chảy. Vì vậy, nếu bạn bị tiêu chảy ở tuần thứ 38 của thai kỳ, đó là dấu hiệu cho thấy bạn sắp chuyển dạ.
Phù sưng ở bàn chân hoặc mắt cá chân
Sự phát triển lớn của thai nhi đòi hỏi cơ thể người mẹ phải tăng dự trữ chất lỏng, điều này có thể dẫn đến hiện tượng sưng phù ở chân, đặc biệt là quanh mắt cá chân. Lúc này mẹ có thể chườm đá, xoa bóp bàn chân bằng nước ấm hoặc tinh dầu (tràm, gừng, bạc hà…), đi lại nhẹ nhàng, nằm nghiêng sang trái hoặc kê cao chân khi nghỉ ngơi để giảm bớt hiện tượng phù chân.
Mất ngủ
Mẹ bầu ở tuần thứ 38 thường xuyên mất ngủ, nguyên nhân chủ yếu đến từ tâm lý căng thẳng lo lắng.
Ngực của mẹ bầu lớn hơn
Ngực của bạn có thể to hơn trước đây - mặc dù chúng sẽ còn tăng thêm kích thước nữa! Sữa non có thể bị chảy ra. Tuy nhiên, đừng lo lắng nếu bạn không thấy rò rỉ sữa.
Chế độ ăn uống của mẹ bầu thai 38 tuần
Ở tuần thứ 38 của thai kỳ, mẹ phải đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng, không những phải ăn những thực phẩm an toàn cho hệ tiêu hóa mà còn phải đủ dinh dưỡng để nuôi em bé. Mẹ cần ăn uống đúng giờ, ăn đều đặn, chia nhiều bữa để đảm bảo không bị đầy bụng khiến bé khó chịu.
Nên hạn chế tinh bột. Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu chứa protein lành mạnh. Ngoài ra, cá và trứng cũng là những thực phẩm giàu năng lượng rất tốt cho bà bầu. Mẹ cần bổ sung canxi thường xuyên, bằng cách uống sữa, ăn hải sản như tôm, cua, ghẹ…
Mẹ bầu mang thai 38 tuần nên vận động như nào?
Trong sinh hoạt hàng ngày, mẹ bầu không nên vận động nhiều, gắng sức vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Mẹ bầu mang thai tuần 38 cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Mẹ nên tránh kiễng chân, lau nhà, ngồi xổm, leo cầu thang… Mẹ cần ngủ đủ giấc để có tinh thần tốt nhất và luôn giữ cho mình tinh thần vui vẻ.
Những lưu ý cho mẹ bầu khi mang thai ở tuần thứ 38
Dưới đây là một số lưu ý cho mẹ bầu khi mang thai ở tuần thứ 38, cụ thể:
Theo dõi các biến chứng thai kỳ
Các mẹ không cần quá lo lắng về các triệu chứng như phù nề bàn chân, mắt cá chân và đau nhẹ ở tuần thứ 38. Nhưng nếu tình trạng sưng tấy quá đột ngột và lan ra tay, mặt thì các mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra. Đó là dấu hiệu của chứng tiền sản giật - một biến chứng nguy hiểm khi mang thai thường xảy ra.
Ngủ nhiều hơn
Trong thời gian này, mẹ thường xuyên bị mất ngủ, đêm không ngủ được. Điều này có thể là do tâm lý lo lắng và hồi hộp trước khi làm mẹ, tranh thủ giấc ngủ ban ngày có thể giúp mẹ được nghỉ ngơi và thư giãn hơn.
Chọn lựa quần áo thoải mái
Dưới tác động của hormone cùng với quá trình tăng lưu lượng máu đến da và tăng quá trình trao đổi chất trong thai kỳ, mẹ có xu hướng đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường. Chọn chất liệu vải rộng rãi sẽ giúp mẹ luôn khô thoáng, dễ chịu và tránh bị rôm sảy.
Thực hiện các bài tập thể dục
Trong giai đoạn này, mẹ có thể chọn các bài tập yoga, thiền, ngồi xổm và các bài tập khác dành cho bà bầu. Điều này sẽ giúp mẹ bầu có một quá trình chuyển dạ và sinh nở thuận lợi và dễ dàng hơn.
Trên đây là những chia sẻ của Tiếp Thị Gia Đình về thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg và phát triển như thế nào? Hy vọng với những mẹo làm cha mẹ được chia sẻ trên đây sẽ giúp mẹ có một thai kỳ vui vẻ, khỏe mạnh. Chúc mẹ vượt cạn thành công!
Câu hỏi thường gặp
Các chỉ số thai nhi tuần 38?
Ngoài việc nắm được cân nặng thai nhi 38 tuần, mẹ nên để ý đến các chỉ số sau:
- Đường kính lưỡng đỉnh khoảng 86-98mm, trung bình là 92mm.
- Chiều dài xương đùi khoảng 67-81mm, trung bình là 71mm.
- Chu vi vòng bụng khoảng 299- 386mm, trung bình là 342mm.
- Chu vi vòng đầu khoảng 320-360mm, trung bình là 340mm.
Chu vi vòng bụng thai 38 tuần
Chu vi vòng bụng (AC): Từ 299 đến 386mm, trung bình đạt 342mm. – Chu vi vòng đầu (HC): Từ 320 đến 360mm, trung bình đạt 340mm. Khi thai được 38 tuần, các cơ quan của cơ thể bé gần như đã ổn định và hoạt động tốt.
Thai 38 tuần gò nhiều có phải sắp sinh không?
Các cơn gò tử cung xuất hiện ngày càng nhiều khiến các thai phụ hết sức băn khoăn không biết thai 38 tuần gò nhiều có phải sắp sinh hay không. Trên thực tế, hiện tượng này đúng là dấu hiệu cho thấy cơn chuyển dạ sắp đến
Dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38 cần được chú ý?
Một số biểu hiện và dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38 cần được lưu ý là:
- Bụng tụt xuống thấp.
- Có triệu chứng chuột rút và đau lưng.
- Đi tiểu thường xuyên, tần suất nhiều.
- Xuất hiện những cơn co thắt.
- Hiện tượng ngừng tăng cân.
- Vỡ nước ối.