Tiếp Thị Gia Đình

Thứ tư, 08/11/2023, 12:00 (GMT+7)

Giải đáp: Thai 1 tháng đầu tiên có những dấu hiệu nào nhận biết?

Thai 1 tháng có những dấu hiệu nào? Mang thai là một hành trình đầy mệt nhọc nhưng cũng đầy hạnh phúc của các bà mẹ. Mẹ bầu 1 tháng nhất định phải nắm rõ những lưu ý khi mang thai. Vì đây là thời điểm nhạy cảm nhất, cả mẹ và bé đều rất dễ bị tổn thương.

Dấu hiệu mang thai 1 tháng

Dưới đây là một số dấu hiệu bạn đã mang thai 1 tháng, cụ thể có những dấu hiệu như sau:

Chậm kinh

Chậm kinh là dấu hiệu có thai sớm rõ ràng nhất và rất nhiều chị em phát hiện mình có thai nhờ tình trạng này.

Thông thường, độ dài chu kỳ kinh nguyệt bình thường là 28 ngày, hoặc 24 đến 38 ngày vẫn được coi là bình thường. Nếu bạn từng có kinh nguyệt đều đặn nhưng đột nhiên mất kinh 5-7 ngày sau khi quan hệ không có biện pháp an toàn.

Lúc này, bạn có thể sử dụng que thử thai tại nhà để kiểm tra hoặc đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn xét nghiệm xác định có thai.

thai-1-thang-1
Chậm kinh là một trong những dấu hiệu có thai

Thay đổi ở vùng ngực

Các triệu chứng rõ ràng nhất ở phụ nữ mới “có bầu” là ngực sưng, đau; núm vú bị thâm và nhô ra; và quầng vú to hơn. Điều này là do nồng độ hormone hCG (hormone thai kỳ) tăng cao, gây ra những thay đổi về hình dạng và kích cỡ. May mắn là sau 3 tháng đầu của thai kỳ, triệu chứng này sẽ giảm dần và biến mất khi cơ thể bạn thích nghi với sự thay đổi nội tiết tố.

Đi tiểu nhiều lần

Nếu bạn thường xuyên đi tiểu vào ban đêm, đây có thể là dấu hiệu mang thai do sự thay đổi nội tiết tố (hormone hCG) cùng sự phát triển kích thước của tử cung có thể gây áp lực lên bàng quang của bạn.

Buồn nôn

Khoảng 2/3 phụ nữ mang thai bị buồn nôn trong tam cá nguyệt đầu tiên. Đây cũng là một trong những dấu hiệu có thai sớm trong 1-2 tuần đầu tiên. Triệu chứng này sẽ giảm dần và biến mất hoàn toàn khi sang tam cá nguyệt thứ 2. Chỉ một số ít mẹ bầu cảm thấy buồn nôn tới tận lúc sinh,

Mệt mỏi

Nồng độ progesterone trong cơ thể bạn bắt đầu tăng nhanh khi bạn bắt đầu thụ thai thành công và tiếp tục tăng trong suốt tam cá nguyệt đầu tiên. Progesterone là hormone duy trì thai kỳ, ngăn chặn sự co bóp tử cung và ngăn chặn các phản ứng miễn dịch sớm. Tuy nhiên, sự gia tăng đột ngột của progesterone vào đầu của thai kỳ có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và đôi khi kiệt sức.

thai-1-thang-2
Thường xuyên mệt mỏi là một trong những dấu hiệu có thai

Đầy hơi

Khi "làn sóng" progesterone dâng cao, nó có thể mang lại những thay đổi lớn trong cơ thể bạn. Một trong số đó là làm cho cơ bắp, bao gồm các cơ trong ruột, trở nên "lười biếng" hơn. Do đó, quá trình tiêu hóa có thể bị chậm lại, dẫn đến đầy hơi và ợ hơi.

Nướu sưng và đau

Bạn có nhiều khả năng bị sưng các mô, bao gồm cả nướu, khi cơ thể bạn phải tập trung máu và chất lỏng để nuôi dưỡng em bé. Vì vậy, bạn hãy chú ý đến hiện tượng sưng tấy, đau, chảy máu nướu răng, bọng mắt. Đây là một trong những dấu hiệu sớm cho thấy bạn đã mang thai.

Tâm trạng thất thường

Tâm trạng thất thường là điều phổ biến khi mang thai, một phần là do sự thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh. Một số bà mẹ cảm thấy phấn khích, trong khi những người khác trở nên ủ rũ, lo lắng và chán nản.

Nếu bạn rơi vào trường hợp thứ hai và không thể kiểm soát được căng thẳng, lo lắng, buồn chán, hãy đến gặp bác sĩ tâm lý để tránh rơi vào trạng thái trầm cảm khi mang thai.

Chóng mặt, ngất xỉu

Hiện tượng tăng lưu thông máu do thay đổi nội tiết tố khiến mạch máu giãn ra. Khi mạch máu giãn ra và huyết áp giảm xuống, bạn có thể bị đau đầu, chóng mặt và thậm chí ngất xỉu. Ngoài ra, trong thời kỳ đầu mang thai, tình trạng hạ đường huyết cũng có thể gây ngất xỉu.

thai-1-thang-3
Trong thời kì đầu khi mang thai, tình trạng hạ đường huyết có thể gây chóng mặt

Chế độ ăn uống khi mang thai 1 tháng đầu

Mang thai 1 tháng đầu là giai đoạn thai nhi đang hình thành và phát triển đầy đủ các cơ quan, bộ phận khác nhau trong cơ thể. Vì vậy, mẹ bầu cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng để giúp thai nhi phát triển tốt và giảm thiểu các nguy cơ dị tật bẩm sinh, sảy thai.

Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất cần thiết như: Protein, sắt, canxi, axit folic… Ngoài ra, mẹ bầu nên chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa, tránh chất độc hại, chứa nhiều dầu mỡ.

thai-1-thang-4
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu khi mang thai 1 tháng

Những lưu ý cho bà bầu khi mang thai tháng đầu

Để thai kỳ diễn ra suôn sẻ, mẹ bầu cần lưu ý tránh những điều sau khi mang thai nhé:

  • Không sơn móng tay.

  • Không tự dùng thuốc.

  • Hạn chế quan hệ tình dục.

  • Không hoạt động mạnh.

  • Không hút thuốc lá.

  • Tránh căng thẳng.

  • Cẩn thận khi tắm, xông hơi, massage.

  • Hạn chế đến chỗ đông người.

Có thai 1 tháng quan hệ tình dục được không?

Trong 3 tháng đầu nếu sức khỏe ổn định thì có thể quan hệ tình dục nếu có hứng thú. Nhưng cần cẩn thận để tránh gây hại cho thai nhi.

Tốt nhất là tránh quan hệ tình dục nếu bạn có những vấn đề sau đây:

  • Có tiền sử sảy thai.

  • Đau bụng khi quan hệ tình dục.

  • Mang thai đôi hoặc đa thai.

  • Nhau thai bám thấp.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến việc sử dụng bao cao su để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

thai-1-thang-5
Mẹ bầu cần cẩn thận khi quan hệ trong những tháng đầu thai kỳ

Có thai một tháng bụng mẹ bầu đã to chưa?         

Trong 3 tháng đầu, bé còn nhỏ, nhu cầu dinh dưỡng chưa cao nên mẹ chưa thấy bụng lộ ra ngoài. Những mẹ bầu có vòng bụng to trong thời kỳ đầu mang thai thường là những mẹ có nhiều mỡ thừa trên cơ thể Mẹ mang thai những lần sau thường dễ thấy bụng to sớm hơn so với những mẹ bầu mang thai lần đầu.

Cần kiêng những gì khi mang thai 1 tháng?

Trong số những vấn đề bà bầu cần lưu ý khi mang thai 1 tháng thì chế độ ăn uống cũng vô cùng quan trọng. Ngoài việc ăn uống hợp lý, bạn cũng nên chú ý đến những thực phẩm bạn không nên ăn.

Thực phẩm chưa nấu chín

Thực phẩm sống hoặc nấu chưa chín kỹ như thịt, cá, rau… chứa nhiều chất độc dễ gây nhiễm trùng. Nhiều loại chỉ khiến bà bầu mệt mỏi, mất nước nhưng cũng có nhiều loại có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi, thậm chí dẫn đến sảy thai. Ngoài ra, trong trứng sống hoặc trứng lòng đào có chứa vi khuẩn salmonella. Có thể gây nôn mửa hoặc tiêu chảy. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng hơn, thai phụ có thể bị co thắt tử cung, dẫn đến tình trạng sinh non.

Chất kích thích

Các loại đồ uống như bia, rượu, cà phê là những thứ mẹ không nên uống khi mang thai. Cafein trong cà phê có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim ở phụ nữ mang thai. Ngoài ra, đồ uống có cồn sẽ nhanh chóng hòa vào máu và đi vào nhau thai sau khi uống, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của em bé. Hơn nữa, tiêu thụ quá nhiều các loại đồ uống này có thể gây dị tật bẩm sinh và chậm phát triển trí não ở trẻ.

thai-1-thang-6
Mẹ bầu không nên sử dụng chất kích thích

Thực phẩm gây co thắt tử cung

Những loại rau tưởng chừng không nguy hại như: Khổ qua, rau ngót, rau răm, đu đủ, cải xoăn… lại có nhiều tác động xấu đến mẹ và bé. Những thực phẩm này sau khi ăn vào sẽ kích thích mạnh tử cung, gây co bóp mạnh. Điều này dễ dẫn đến sảy thai.

Có thai 1 tháng tập thể dục được không?          

thai 1 tháng tập thể dục được không là vấn đề khiến nhiều mẹ bầu băn khoăn. Trên thực tế, nếu bác sĩ chẩn đoán tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn không có vấn đề gì thì bạn vẫn có thể tập thể dục. Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên các hình thức tập thể dục nhẹ nhàng hơn như bơi lội, đi bộ hoặc yoga.

thai-1-thang-7
Mẹ bầu có thể tập yoga để nâng cao sức khỏe

Trên đây là những chia sẻ của Tiếp Thị Gia Đình về thai 1 tháng. Mang thai là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người phụ nữ. Ngoài việc có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và thói quen tập luyện khoa học thì mẹ bầu cần chú ý khi mang thai tháng đầu tiên. Ngoài ra, mẹ nên thường xuyên thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để theo dõi sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Chúc bạn có hành trình làm cha mẹ thuận lợi.

Từ khóa:
Cùng chuyên mục