Sữa hạt dù bổ đến mấy nhưng những người này không nên uống kẻo rước bệnh vào người, đọc ngay để tránh
Sữa hạt là loại thức uống phổ biến và bổ dưỡng, nhưng nếu 6 nhóm người sau sử dụng có thể sẽ gây ra những tác hại cho sức khỏe.
Ai không nên uống sữa hạt?
Sữa hạt là loại thức uống được chế biến từ các loại hạt, có thể là hạt ngũ cốc: mè, gạo, ngô, yến mạch…; các loại đậu: đậu tương, đậu xanh, đậu đỏ… hay các loại hạt dinh dưỡng giàu chất béo: mắc ca, hạt óc chó, hạnh nhân, điều… Mỗi loại hạt khác nhau sẽ có giá trị dinh dưỡng và công dụng khác nhau.
Uống sữa hạt đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể như cung cấp đầy đủ dưỡng chất, giúp cải thiện chức năng tim mạch, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe cho mắt, duy trì làn da khỏe mạnh hay giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Mặc dù vậy, không phải ai cũng thích hợp để sử dụng loại đồ uống này, theo Thời báo Văn học Nghệ thuật.
Người bị dị ứng
Có không ít trường hợp uống sữa hạt bị dị ứng. Các biểu hiện dị ứng với hạt thường gặp là nổi mề đay, ngứa ngáy, sưng mặt, khó thở. Thậm chí nhiều trường hợp có thể gây ra sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng nếu dị ứng nặng.
Không dung nạp xảy ra khi cơ thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa các thành phần có trong sữa hạt như chất xơ trong sữa đậu nành, đường lactose trong sữa óc chó.
Vì vậy, những người bị dị ứng các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, yến mạch... nên tránh dùng sữa từ các loại hạt này kẻo bị dị ứng.
Người có vấn đề về tiêu hóa
Uống sữa hạt không thích hợp cho những người bị viêm loét tá tràng, bị hội chứng ruột kích thích... Vì loại đồ uống này chứa nhiều chất xơ, có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu ở đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy.
Ngoài ra, một số loại hạt có chứa phytate - chất có khả năng cản trở quá trình hấp thụ các khoáng chất sắt, kẽm trong cơ thể. Hơn thế, nhiều loại sữa hạt có hàm lượng đường lactose cao, nên nếu uống sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, khiến triệu chứng tiêu chảy càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, nếu bạn có đường tiêu hóa kém thì không nên uống sữa hạt.
Người bị bệnh thận
Những người bị bệnh thận được khuyến cáo hạn chế lượng phốt pho và kali dung nạp vào cơ thể. Trong khi đó, các loại sữa hạt như sữa hạt óc chó, hạnh nhân lại có hàm lượng hai chất này khá cao. Vậy nên, nếu người đang bị bệnh thận tránh uống các loại sữa này kẻo gây áp lực lên thận, làm bênh tình ngày càng nghiêm trọng hơn.
Trẻ em dưới 1 tuổi
Đối với trẻ em, đặc biệt là các bé dưới 1 tuổi, sữa hạt không phải là nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Lựa chọn tốt nhất vẫn là sữa mẹ và sữa công thức.
Mặt khác, trẻ nhỏ hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, rất dễ gặp vấn đề khi tiêu hóa sữa hạt.
Người bị bệnh gout
Nếu bạn đang bị gout, tuyệt đối tránh sử dụng sữa hạt vì loại sữa này chứa nhiều purine. Việc tiêu thụ nhiều purine có thể khiến các cơn đau gout tái phát, làm đau nhức và khiến bạn khó chịu hơn.
Vì vậy, người bệnh gout nên tìm hiểu, chọn các loại thức uống khác phù hợp hơn và tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh để kiểm soát bệnh hiệu quả.
Người đang sử dụng một số loại thuốc
Một số loại sữa hạt có thể phản ứng với một số loại thuốc, khiến thuốc giảm hiệu quả hoặc làm tăng tác dụng phụ của thuốc. Ví dụ, người bị tuyến giáp không nên uốngsữa đậu đành vì nó có thể ảnh hưởng đến việc hấp thu thuốc cho cơ thể. Hây người đang dùng thuốc chống đông máu nên tránh sử dụng sữa hạt hạnh nhân vì loại sữa này chứa vitamin K, có thể làm thuốc giảm tác dụng.
Lưu ý khi sử dụng sữa hạt
Sữa hạt tốt nhất nên sử dụng vào buổi sáng và buổi trưa, có thể sử dụng trước bữa ăn để kích thích hệ tiêu hóa, hoặc sử dụng như một món tráng miệng sau bữa ăn.
Các loại sữa hạt không thể thay thế được hoàn toàn sữa bò, chỉ nên sử dụng như loại sữa bổ sung chứ không phải sữa thay thế.
Tránh uống loại sữa này vào buổi tối, nhất là với những loại sữa hạt được làm từ hạnh nhân, óc chó... vì chúng chứa nhiều chất béo. Việc sử dụng vào buổi tối, sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa người dùng.
Chỉ nên dùng từ 200 - 250ml/lần và không nên dùng quá 1 lít/ngày.