Sở Văn hóa - Thể thao TP HCM khuyến cáo nghệ sỹ phải rèn luyện chuyên môn, tư cách đạo đức
Khi được hỏi về việc quản lý các nghệ sỹ tham gia quảng cáo cho các cơ sở chân mày gắn mác phong thủy trên địa bàn, đại diện Sở Văn hóa, thể thao TP HCM cho biết chưa nhận được đề nghị của các công ty quảng cáo hoặc nghệ sỹ đề nghị cấp phép.
Sở Văn hóa - Thể thao không quản lý việc cấp phép chiếu các clip quảng cáo trên mạng xã hội
Theo Sở Văn hóa - Thể thao (VH-TT) TP.HCM, công tác quản lý và cấp phép việc chiếu các clip hoặc đưa quảng cáo trên các trang mạng xã hội không thuộc thẩm quyền của sở.
Việc các cơ sở phun xăm chân mày phong thủy, các cơ sở mời các nghệ sĩ để làm các clip quảng cáo và quảng cáo trên các trang mạng xã hội, pháp luật không có quy định phải cấp phép, cho đến nay Sở Văn hóa và Thể thao chưa tiếp nhận đề nghị của các công ty quảng cáo hoặc nghệ sĩ đề nghị cấp phép hoạt động quảng cáo đối với loại hình “phun xăm chân mày phong thủy”.
Tuy nhiên, Sở Văn hóa và Thể thao thường xuyên khuyến nghị các văn nghệ sĩ phải rèn luyện chuyên môn cũng như tư cách đạo đức, qua đó góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp, góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, phải phát huy trách nhiệm, vai trò của mình để mang lại những giá trị tích cực cho xã hội, đồng thời thực hiện Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Quyết định 3196/QĐ-BVHTTDL ngày 13/12/2021.
Nên có Luật Quảng cáo trên môi trường mạng
Đó là kiến nghị của nhiều chuyên gia tại toạ đàm lấy ý kiến về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Theo các ý kiến, hiện nay nhiều đối tượng đã lợi dụng sự phổ biến và thông dụng của các phương tiện quảng cáo, đặc biệt là mạng xã hội để truyền tải các nội dung quảng cáo sai sự thật, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng, Tiktok.
Mặt khác, đối với các loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường, tại nhiều quốc gia đã yêu cầu phải quy định nội dung bắt buộc phải thể hiện trên sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, tại Luật Quảng cáo hiện hành chưa quy định nội dung này, chỉ quy định trong văn bản hướng dẫn thi hành và tại một số luật chuyên ngành, gây mâu thuẫn, chồng chéo…
Đặc biệt, cần có chế tài quản lý những cá nhân làm quảng cáo trên mạng xã hội, có khung pháp lý bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng trước những trang mạng xã hội xuyên biên giới… Đó là những vấn đề được nhiều người quan tâm khi đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo Luật Quảng cáo (sửa đổi).
Quan tâm đến hoạt động quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc phụ trách Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Phúc cho rằng: "Hiện nay, nhiều đối tượng đã lợi dụng sự phổ biến và thông dụng của các phương tiện quảng cáo, đặc biệt là mạng xã hội, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo có ảnh hưởng để truyền tải các nội dung quảng cáo sai sự thật, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng”, theo Báo Vĩnh phúc đưa tin.
Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều người dùng mạng xã hội, đặc biệt là các nghệ sĩ nổi tiếng giới thiệu, mời chào, quảng cáo cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng. Tuy nhiên, đa số người tiêu dùng tin tưởng giới nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo rồi mua các sản phẩm mà không biết thực hư chất lượng sản phẩm ra sao.
Mặt khác, đối với các loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường, tại nhiều quốc gia đã yêu cầu phải quy định nội dung bắt buộc thể hiện trên sản phẩm quảng cáo nhưng tại Luật Quảng cáo hiện hành chưa quy định nội dung này, chỉ quy định trong văn bản hướng dẫn thi hành và tại một số luật chuyên ngành, gây mâu thuẫn, chồng chéo…
Bởi vậy, dự thảo luật cần quan tâm và có những quy định, điều chỉnh về điều kiện quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt để phù hợp với thủ tục và tên gọi của các loại giấy phép đã được pháp luật chuyên ngành quy định.