Tiếp Thị Gia Đình

Thứ tư, 07/08/2024, 13:04 (GMT+7)

Sai lầm nguy hiểm khi ăn rau muống mà quá nửa người Việt mắc, thay đổi ngay kẻo rước bệnh vào người

Rau muống là món ăn quen thuộc, bổ dưỡng và được yêu thích của nhiều gia đình, tuy nhiên nếu ăn rau muống theo những cách sai lầm dưới đây có thể gây hại cho sức khỏe.

Tác dụng của rau muống với sức khỏe

Theo Thời báo Văn học Nghệ thuật, rau muống là loại rau quen thuộc, có nhiều dinh dưỡng và tác động tích cực tới sức khỏe. Trong y học cổ truyền, rau muống vị ngọt, nhạt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt… nên ăn rau muống đúng cách sẽ loại bỏ được độc tố.

Còn theo y học hiện đại, trong 100g rau muống có chứa 78,2g nước; 2,7g Protein; 85mg canxi; 31,5mg photpho; 1,2mg sắt và 20mg vitamin C. Ngoài ra còn có caroten, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2. 

Rau muống cung cấp nhiều chất xơ, vitamin C, A... Bên cạnh đó, hàm lượng canxi cao tốt cho những người bị loãng xương và huyết áp thấp. Phụ nữ mang thai ăn rau muống được bổ sung nguồn sắt dồi dào rất tốt trong thai kỳ và còn giúp giảm nguy cơ táo bón. Với bệnh nhân loãng xương đơn thuần, huyết áp thấp, ăn rau muống vẫn tốt vì có hàm lượng canxi cao. 

an-rau-muong-sai-2311
Rau muống có nhiều tác dụng với sức khỏe

Thói quen ăn rau muống gây hại cho sức khỏe

Rau muống tuy giàu dinh dưỡng nhưng cần phải đảm bảo được ăn đúng cách để tránh gây hại cho sức khỏe. Theo Gia đình mới, bạn nên tránh những thói quen ăn rau muống không tốt dưới đây:

Ăn rau muống trái mùa

Ăn rau gì trái mùa cũng đều không thực sự tốt, đây chính là lý do tại sao các chuyên gia khuyên nên ăn rau quả mùa nào thức nấy. Thông thường, rau muống phát triển mạnh vào mùa xuân, mùa hè. Tuy nhiên, hiện nay rau muống được trồng quanh năm, ngay cả khi thời tiết không phù hợp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc rau có nguy cơ bị phun các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu nhiều hơn.

Vì vậy, tốt nhất bạn nên hạn chế ăn rau muống trái mùa. Hoặc nếu có ăn thì cần rửa thật sạch, nấu chín kỹ và chọn mua rau muống tại những địa điểm có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo rau an toàn cho gia đình.

Ăn rau muống sống hoặc chưa chín kỹ

Tuy nhiên, trong rau muống, đặc biệt là rau thủy sinh thường chứa sán lá và nhiều ký sinh trùng, trong đó điển hình là ký sinh trùng sán lá Fasciolopsis buski. Khi ăn nộm rau, ăn sống hoặc rau chưa luộc kỹ, loại ký sinh trùng này có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng.

Thậm chí, chúng còn có thể chui vào máu, theo đường máu di chuyển đến tất cả các bộ phận cơ thể gây ra các bệnh mãn tính ở túi mật, xơ gan, vỡ gan, suy gan...

Hơn thế, mua rau muống chẻ ngoài chợ về ăn sống cũng không thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vì rau muống có thể đã bị ngâm hóa chất. Vì vậy, bạn nên chú ý với cách ăn này. Nên chọn rau muống trồng khô thay vì rau muống nước và tự tay làm rau sống tại nhà, đồng thời trước khi cần ngâm rửa kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn.

rau-muong-song
Không nên ăn rau muống sống

Những ai không nên ăn rau muống

Không ăn khi có vết thương hở

Khi bạn đang có vết thương hở trên da thì không nên ăn rau muống vì chúng có thể kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo, làm xấu da. Trong loại rau này có chất madecassol làm thúc đẩy quá trình phát triển xơ. Với những người có cơ địa sẹo lồi, không nên ăn rau muống để tránh cho sẹo lồi hơn.

Những người cơ địa bình thường, chất này lại tăng cường quá trình liền sẹo. Thậm chí, sẽ khiến cho chỗ da mới mọc bị ngứa nhiều hơn. Thế nên, chỉ khi nào vết thương trên da đã lành hẳn thì bạn mới nên thưởng thức món ăn này nhé.

Người bị viêm khớp

Với những cơn đau nhức xương khớp thường xuyên thì bạn tuyệt đối không nên bổ sung rau muống vào thực đơn hàng ngày. Bởi các chất dinh dưỡng có trong loại rau này có thể làm cho cơn đau thêm trầm trọng hơn, khiến bạn càng khó chịu và mệt mỏi.

Người bị sỏi thận

Trong rau muống có chứa hàm lượng oxalate cao, khi được hấp thụ vào cơ thể dễ kết tủa ở thận tạo sỏi. Những người bị sỏi thận, viêm nhiễm đường tiết niệu do suy thận, không nên ăn bởi thành phần trong rau muống có nhiều muối khoáng, canxi, kali.

tac_hai_cua_viec_an_nhieu_rau_muong
Người bị sỏi thận không nên ăn rau muống

Người đang uống thuốc Đông y 

Những người đang uống thuốc Đông ý cũng nên kiêng rau muống, bởi rau muống có tính chất giải độc thế nên khi uống thuốc Đông y kèm với rau muống thì sẽ bị rã thuốc giảm công hiệu của thuốc. Trong trường hợp thuốc có vị độc cần thiết để trị bệnh (độc trị độc) mà ăn rau muống thì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của những vị thuốc này.

Lưu ý khi dùng rau muống

Bạn cần biết cách làm sạch và ăn đúng cách rau muống để không hại cho sức khỏe:

Cũng như nhiều loại rau khác, bạn nên rửa sạch rau muống bằng cách rửa từng ngọn rau dưới vòi nước chảy. Khi rửa nên rũ mạnh ngọn rau muống dưới vòi nước để giúp chúng sạch bùn đất hơn.

Bạn nên ngâm rau với nước baking soda, nước kiềm trước khi ăn sẽ giúp rau sạch hơn. Để tránh thuốc kích thích thuốc trừ sâu bạn nên chọn loại rau muống ngọn nhỏ, không vươn mạnh. Nếu để rau muống trong tủ lạnh mà thấy chúng còn dài ra thì đừng ăn vì đó rau có kích thích. Còn khi luộc thấy nước rau xanh đục đục cũng không nên ăn bởi như vậy có thể rau đã bị bón thừa đạm và thu hoạch sớm không theo tiêu chuẩn an toàn. Nếu ăn sẽ gây hại cho sức khỏe của cả gia đình bạn.

Cùng chuyên mục