Sai lầm khi ăn cà tím có thể gây ngộ độc, đặc biệt đối tượng này càng không nên đụng vào
Cà tím ngon, bổ dưỡng nhưng không phải đối tượng nào cũng ăn được. Đặc biệt, nếu ăn sai cách còn có thể gây hại sức khỏe.
Cà tím là thực phẩm quen thuộc, giàu giá trị dinh dưỡng nên được nhiều gia đình yêu thích. Trong cà tím có chứa nhiều nước, potassium có khả năng kích thích nhịp tim hoạt động tốt. Không chỉ vậy, magie, canxi, vitamin A và C trong thực phẩm này giúp cải thiện cấu trúc xương, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa triệu chứng mất ngủ.
Bên cạnh đó, cà tím giàu kali, có thể giúp điều hòa huyết áp cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ngoài ra, cà tím còn chứa một lượng sắt và axit folic nhất định, có lợi ích trong việc ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
Mặc dù đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn cà tím. Dưới đây là những người cần tránh ăn thực phẩm này và những lưu ý khi ăn kẻo gây hại cho cơ thể.
Ai không nên ăn cà tím?
Người bị bệnh dạ dày
Đây là đối tượng không nên ăn cà tím bởi thực phẩm này có tính hàn, nếu ăn nhiều dễ khiến dạ dày bạn trở nên khó chịu, gây tiêu chảy nặng.
Người có thể trạng yếu
Do cà tím có tính hàn vậy nên những người đang bị ốm, mệt hay suy nhược cơ thể cũng nên tránh ăn.
Người bị bệnh thận
Trong cà tím có chứa lượng axalate cao nên những ai mắc bệnh thận cần tránh ăn cà tím. Lý do bởi axalate là loại axit có trong thực vật, nếu ăn nhiều rất dễ dẫn tới sỏi thận.
Người bị dị ứng, hen suyễn
Theo một số nghiên cứu, cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng và có thể bộc phát ở một số người mẫn cảm, sau khi ăn có thể gây hiện tượng mẩn ngứa ngoài da và miệng. Lý do vì trong cà tím chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như histamin hàm lượng cao.
Những lưu ý khi ăn cà tím
Ăn nhiều cà tím dễ bị ngộ độc
Trong cà tím có chất solanine, đây là chất có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư. Thế nhưng, cà tím lại có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên trung tâm hô hấp, gây mê, vậy nên nếu ăn quá nhiều có thể gây ngộ độc.
Solanine lại hòa tan trong nước không đáng kể, nên dù có xào nấu, đun sôi bạn vẫn không thể được phá hủy được chất này. Để giảm chất này, bạn có thể thêm một chút giấm vào quá trình chế biến để thúc đẩy sự phân hủy của solanine.
Để phòng ngừa ngộ độc solanine, cách tốt nhất là chú ý lượng ăn vào. Bạn chỉ nên ăn khoảng 250 gram cà tím trong mỗi bữa để không gây ra sự khó chịu nào cho cơ thể.
Không ăn cà tím sống
Ăn cà tím sống là một trong những sai lầm bạn nên tránh. Bởi trong cà tím sống có chứa chất độc solanine, khi vào cơ thể chất này sẽ gây mê trung tâm hô hấp. Nếu ăn với lượng lớn, hàm lượng solanine nhiều bao nhiêu càng khiến triệu chứng ngộ độc tăng nặng bấy nhiêu.
Không nên gọt vỏ cà tím khi ăn
Hàm lượng dinh dưỡng trong cà tím có cả ở phần vỏ chứ không riêng phần thịt quả. Phần vỏ cà tím giàu vitamin B, hỗ trợ tốt cho quá trình hấp thụ vitamin C trong cơ thể. Vì vậy, khi ăn loại thực phẩm này, bạn nên giữ nguyên phần vỏ, rửa thật sạch rồi chế biến và thưởng thức.
Bạn có thể làm nhiều món ăn từ cà tím như: quay, hấp, luộc, nấu canh, làm salad và súp.