Có bầu ăn cà tím được không? Cà tím có tốt cho bà bầu?
Có bầu ăn cà tím được không? Đây chắc hẳn là thắc mắc của hầu hết chị em đang mang thai. Liệu ăn cà tím có tăng nguy cơ sinh non như trong lời đồn. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Bà bầu ăn cà tím được không?
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần kiêng khem nhiều thứ vì chúng có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Vậy bầu ăn cà tím được không? Câu trả lời là có. Vốn dĩ cà tím là một loại rau củ tốt cho sức khỏe bởi nó chứa ít chất béo bão hòa và cholesterol, cà tím rất giàu chất xơ, vitamin K, folate, kali, phốt pho, vitamin, và nhiều khoáng chất thiết yếu khác. Vì vậy, nếu thai phụ tiêu thụ cà tím với một lượng vừa phải thì đây được xem là thực phẩm khá an toàn, giàu dưỡng chất để thưởng thức trong thời gian mang thai.
Cà tím có tốt cho bà bầu?
Như ở trên đã phân tích, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn cà tím trong suốt quá trình mang thai. Bởi mỗi một 100g cà tím bao gồm:
- Chất xơ: 3g
- Magie: 14mg
- Phốt pho: 24mg
- Kali: 229mg
- Folate: 22mcg
- Vitamin K: 3,5mcg.
Đây là những nhóm dưỡng chất thiết yếu cung cấp cho mẹ bầu trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, việc ăn cà tím quá nhiều cũng gây ảnh hưởng không tốt đến với mẹ và bé.
Lợi ích của cà tím với bà bầu và thai nhi
Vậy là bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: Bầu có ăn cà tím được không? Nhưng khi mang thai, phụ nữ ăn cà tím có lợi ích gì? Hãy cùng Tiếp Thị Gia Đình tìm hiểu ngay nhé!
Lợi ích cà tím với bà bầu
Dưới đây là những lợi ích mà cà tím mang lại cho bà bầu mà bạn nên biết:
Kiểm soát đường huyết, tăng cường sức khỏe tim mạch cho bà bầu
Khi mang thai, mẹ bầu không ngừng bổ sung nhiều loại thực phẩm khác nhau. Nếu không biết cách lên thực đơn khoa học, mẹ sẽ có nguy cơ tiểu đường cao. Mà cà tím lại có thể kiểm soát đường huyết, hỗ trợ ổn định lượng đường trong máu, giúp mẹ bầu tránh bị tiểu đường trong thai kỳ.
Ngoài ra, trong quá trình mang thai lượng máu sinh ra lớn, huyết áp lên nhanh. Trong cà tím có chứa Bioflavonoid sẽ giúp hạ huyết áp, tăng cường sức khỏe tim mạch, từ đó giúp mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ biến chứng khi mang thai như tiền sản giật.
Cà tím tốt cho hệ tiêu hóa
Táo bón chính là hiện tượng khá phổ biến trong quá trình mang thai, khiến mẹ bầu lo lắng và gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống. Bổ sung cà tím vào thực đơn hằng ngày chính là một trong những giải pháp cải thiện tình trạng này.
Trong cà tím chứa nhiều chất xơ nên nó có công dụng ngăn ngừa tình trạng táo bón hiệu quả và giúp cơ thể mẹ bầu hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Ngoài ra, cà tím cũng là một liệu pháp giúp giảm nguy cơ bị bệnh trĩ hoặc hội chứng ruột kích thích trong thời gian mang thai.
Cà tím có khả năng hạn chế tổn thương tế bào
Trong cà tím chứa một chất chống oxy hóa đó là anthocyanin. Đây là hợp chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương. Ngoài ra, anthocyanin còn có công dụng phòng tránh tình trạng thừa sắt trong cơ thể, làm giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, ung thư.
Vì vậy, bà bầu ăn cà tím trong quá trình mang thai sẽ giúp hạn chế tổn thương tế bào và phòng tránh tình trạng thừa sắt khi mang thai hiệu quả.
Giảm cholesterol xấu
Bà bầu ăn cà tím được không? Câu trả lời sẽ là có. Bởi cà tím sẽ giúp cơ thể mẹ bầu giảm lượng cholesterol xấu. Qua đó, mẹ bầu có được sức khỏe ổn định.
Lợi ích cà tím với thai nhi
Bên cạnh những lợi ích đối với thai phụ thì cà tím cũng là một loại rau củ có lợi cho thai nhi:
Như ở trên đã phân tích, cà tím là một loại rau củ chứa các dưỡng chất tuyệt vời như, vitamin A, B, E, K, chất xơ,… cần thiết cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Ngoài ra, cà tím còn chứa các khoáng chất có lợi như kali, đồng, sắt và mangan giúp duy trì điện giải, tăng cường cung cấp máu tới thai nhi, số lượng huyết sắc tố đáng kể.
Ngăn ngừa khả năng dị tật bẩm sinh ở trẻ
Dị tật bẩm sinh là một mối quan tâm lớn nhất của ba mẹ đối với thai nhi. Bởi nó không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của thai nhi mà còn gây ra gánh nặng cho cả gia đình và xã hội. Bởi vậy, Folate trong cà tím là một hợp chất cần thiết cho sự phát triển trí não của thai nhi. Nếu trong quá trình mang thai, bà bầu ăn cà tím với lượng vừa phải, thì có thể làm giảm tỷ lệ mắc các dị tật bẩm sinh ở trẻ.
Tác hại khi bà bầu ăn cà tím không đúng cách
Bên cạnh những lợi ích mà cà tím mang lại cho bà bầu và thai nhi. Nhưng nếu ăn quá nhiều cà tím cũng có thể dễ gây ra một số tác dụng phụ như:
- Ăn quá nhiều cà tím làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm: Trong cà tím chứa hàm lượng phytohormone khá cao, đây là hợp chất có khả năng kích thích kinh nguyệt. Bên cạnh đó, nó còn chứa toxoplasmosis, nếu hai chất này kết hợp với lượng quá nhiều sẽ làm thúc đẩy quá trình chuyển dạ sớm, sinh non. Cà tím có tính axit cao: Bầu ăn quá nhiều cà tím có thể kích hoạt các vấn đề về axit và thậm chí gây khó chịu cho dạ dày khi mang thai và trào ngược.
- Khó tiêu khi ăn cà tím với lượng lớn: Trong quá trình mang thai, nếu bạn ăn cà tím chưa được nấu chín kỹ, bạn sẽ dễ phát sinh những vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, chướng bụng,...
- Tăng khả năng nhiễm khuẩn khi ăn cà tím: Việc mẹ bầu ăn quá nhiều cà tím khi mang thai, cộng thêm việc làm sạch không đúng cách cũng có thể gây nhiễm khuẩn, do sự xuất hiện của bệnh nhiễm ký sinh trùng toxoplasma trong đất trồng.
Ăn cà tím đúng cách cho bà bầu
Ăn cà tím trong giai đoạn mang thai là vừa có lợi lại vừa có hại. Vậy ăn như thế nào cho đúng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu chỉ nên ăn từ 100 - 200 gram cà tím mỗi ngày và tối đa là 2 đến 3 lần mỗi tuần. Nên ăn cà tím vào buổi tối, vì lúc này nó có thể giúp cơ thể giải độc tốt hơn.
Mẹ bầu có tiền sử bị dạ dày, hoặc các vấn đề về xương khớp, thận nên tránh ăn cà tím. Bởi vì cà tím chứa một lượng lớn axit oxalate có thể làm các vấn đề này nặng thêm.
Ngoài ra, mẹ bầu không nên ăn cà tím sống, nấu chưa chín hoặc uống nước ép cà tím. Bởi nó có khả năng gây kích ứng da, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn nếu cà tím không được vệ sinh sạch sẽ.
Các món làm từ cà tím dành cho bà bầu
Để cải thiện bữa ăn của mình, mẹ bầu có thể tham khảo những món ăn làm từ cà tím dưới đây để bổ sung những dưỡng chất cần thiết trong quá trình mang thai.
Cà tím nướng mỡ hành
Để làm được món ăn này bạn cần chuẩn bị được những nguyên liệu sau: 4 quả cà tím, 100gr hành lá thái nhỏ, một ít hành tím, tỏi, ớt tươi, 50gr đậu phộng, và một số gia vị tùy theo ý thích.
Cách làm món cà tím nướng mỡ hành vô cùng đơn giản:
Bước 1: Sơ chế sạch cà tím bằng cách ngâm trong nước muối khoảng 5 phút
Bước 2: Sử dụng tăm châm quanh cà tím
Bước 3: Cho dầu oliu, hành lá, hành tím vào chảo, đảo đều cùng gia vị
Bước 4: Nướng cà tím trên bếp đến khi lớp vỏ bong ra, ruột mềm.
Bước 5: Dùng dao bổ dọc cà tím và rưới mỡ hành lên, rắc thêm đậu phộng là bạn có thể thưởng thức.
Cà tím xào tỏi
Nguyên liệu mà bạn cần chuẩn bị để làm món cà tím xào tỏi bao gồm: 2 quả cà tím, nước tương, tỏi băm, hành lá, ớt, và một số gia vị khác.
Cách làm món cà tím xào tỏi:
Bước 1: Thái cà tím thành những miếng vừa ăn.
Bước 2: Cho cà tím vào nồi hấp chín trong vòng 10 phút.
Bước 3: Phi thơm tỏi, ớt băm, nước tương và hạt tiêu để làm nước sốt.
Bước 4: Đổ nước sốt vừa đun lên phần cà tím và rắc hành lá lên rồi thưởng thức.
Cà tím sốt cà chua
Để làm được món đậu sốt bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: 2 quả cà tím, 2 quả cà chua, và các gia vị khác.
Cách chế biến:
Bước 1: Cắt cà tím thành từng khoanh dày khoảng 8mm và cắt nhỏ cà chua.
Bước 2: Sào cà chua và chiên qua cà tím với dầu
Bước 3: Hòa tan 3 thìa nước tương, 2 thìa đường, 1 thìa dấm, 1 thìa nước rồi cho thêm gừng, ớt băm, hành băm. Đổ hỗn hợp vào nước cà chua đến khi đặc sệt thì cho cà tím đã chiên vào đảo đều 2 phút.
Cà tím xào tôm khô
Nguyên liệu để làm món cà tím xào tôm khô này gồm có: Cà tím, tôm khô, bột ngô, tỏi, hành lá, ớt và một số gia vị khác.
Cách chế biến:
Bước 1: Sơ chế sạch sẽ nguyên liệu, rồi cho cà tím vào nồi hấp chín.
Bước 2: Bạn cho hành tỏi vào chảo phi thơm rồi cho tôm khô vào đảo đều. Khi thấy món ăn gần được hãy cho hành lá và ớt vào và đổ với ½ lít nước, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Bước 3: Tiếp tục đổ bột ngô vào đun thêm khoảng 2 phút nữa cho đến khi hỗn hợp nước sốt sánh.
Bước 4: Cho cà tím đã hấp ra đĩa, rưới nước sốt vào và để tôm lên trên.
Hy vọng những thông tin hữu ích trong chuyên mục làm cha mẹ này sẽ giúp ích được cho bạn. Chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: Có bầu ăn cà tím được không? Bạn hoàn toàn có thể thưởng thức những món ăn hấp dẫn từ cà tím với mức độ vừa phải và được chế biến sạch sẽ.