Thứ ba, 14/01/2025, 10:21 (GMT+7)

Giám đốc công ty đầu ngành chỉ ra 'rào cản' khi làm quảng cáo, muốn tạo ra sản phẩm hay cần biết điều này

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, người làm quảng cáo luôn phải chịu các rào cản nhất định. Để tạo ra các sản phẩm quảng cáo hay, người trong ngành cần tập trung vào điều gì?

Theo San Vũ - Executive Director of Business Development & Strategic Planning (Giám đốc Điều hành Phát triển Kinh doanh và Lập kế hoạch Chiến lược) tại Hakuhodo Vietnam, quảng cáo không phải là "thần dược", quảng cáo đơn thuần chỉ là công cụ hỗ trợ, giúp thương hiệu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận bằng cách tác động tới tâm lý và hành động của khách hàng.

"Thông qua quảng cáo, thương hiệu có thể để lại những dấu ấn trong tâm trí khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua hàng cùng những cảm xúc và liên tưởng tích cực về thương hiệu" - anh nhấn mạnh.

Để vận dụng vào một chiến dịch marketing, những yếu tố cảm xúc cần được chọn lọc sao cho phù hợp với mục tiêu của thương hiệu
Để vận dụng vào một chiến dịch marketing, những yếu tố cảm xúc cần được chọn lọc sao cho phù hợp với mục tiêu của thương hiệu.

Thông thường quảng cáo xây dựng thương hiệu đều dựa trên cơ chế chú ý bao quát của não bộ. Điều này đòi hỏi quảng cáo cần có nội dung giàu cảm xúc, có sự khác biệt rõ ràng và tạo dấu ấn lâu dài đối với người xem. Tuy nhiên, nhiều người làm trong ngành quảng cáo hoặc khách hàng vẫn đang ngộ nhận rằng quảng cáo cảm xúc không phù hợp với người Việt, và quảng cáo chỉ nên thuần lý tính, tập trung làm rõ lợi ích sản phẩm và chương trình khuyến mãi để đạt hiệu quả.

Theo anh, để tạo ra các quảng cáo hay, người làm quảng cáo phải chịu các rào cản nhất định. Bởi, ngành quảng cáo dù đề cao tính sáng tạo nhưng không phải là sân chơi tự do. Người làm quảng cáo thực tế không phải nghệ sĩ độc lập mà luôn chịu sự ràng buộc từ các doanh nghiệp với mục tiêu kinh doanh rõ ràng. Nếu đặt cái tôi cá nhân lên trên, quảng cáo dễ trở thành sản phẩm nghệ thuật đơn lẻ, không giải quyết được bài toán thương hiệu.

Không chỉ vậy, người làm quảng cáo còn chịu ảnh hưởng lớn từ các nền tảng số, nơi thống trị nởi những quảng cáo ngắn gọn, TVC súc tích, truyền đạt mọi thứ trong 6 giây để đáp ứng sự chú ý ngày càng giảm của người tiêu dùng. Điều đó vô tình gò bó tư duy người làm sáng tạo trong một/một vài luật chơi từ nền tảng.

Dù vậy, rào cản lớn nhất vẫn là việc thuyết phục khách hàng chấp nhận những ý tưởng táo bạo. Trước đây, các quảng cáo được duyệt bởi những chủ doanh nghiệp với tầm nhìn dài hạn để xây dựng thương hiệu bền vững. Đây là một trợ lực nhằm tạo nên những quảng cáo sáng tạo với nhiều "lớp áo" cảm xúc. Trong khi hiện tại, agency chỉ làm việc chủ yếu với đội marketing của thương hiệu. Điều này đòi hỏi agency cần nỗ lực hơn để hai bên hiểu và đưa ra được quyết định chung tốt nhất.

Để tạo ra các sản phẩm quảng cáo hay, người trong ngành cần tập trung vào những yếu tố quan trọng.
Người trong ngành cần tập trung vào những yếu tố nhất định để hiện thực hóa những ý tưởng lớn.

Để tạo nên một quảng cáo đáng xem, anh cho rằng ý tưởng và crafting (giai đoạn đưa ý tưởng từ bản thảo thành sản phẩm cuối cùng) là hai phần quan trọng cần đầu tư. 

Về ý tưởng, các nhà quảng cáo cần liên tục trau dồi “gu” sáng tạo bằng cách xem và học hỏi những quảng cáo hay từ những agency lớn. Đây là một cách để bản thân tự mài tư duy sáng tạo sắc bén hơn, dễ nhận ra những ý tưởng tốt và chưa tốt. Bạn cũng có thể học theo triết lý của Rethink, ép bản thân hướng đến mục tiêu 100 ý tưởng cho mỗi brief (yêu cầu). 

"Thực chất đây là cách “luyện cơ não” cho người làm sáng tạo, khi cố gắng sản xuất nhiều ý tưởng nhất có thể cho cùng một đề bài. Áp dụng theo cách này, người làm sáng tạo sẽ trở nên nhạy bén và nhanh chóng đưa ra được nhiều hướng phát triển nhất cho một yêu cầu cụ thể" - anh nói rõ.

Với yếu tố thứ hai, anh khẳng định crafting tốt có thể nâng tầm một ý tưởng đơn giản, trong khi Crafting tệ (hiển nhiên là) sẽ phá hỏng cả ý tưởng lớn. Trong quá trình hoàn thiện sản phẩm, người làm quảng cáo cần trang bị kiến thức nền để đưa ra các tinh chỉnh, góp ý chính xác cho đội ngũ sản xuất. Dù không cần am hiểu sâu toàn bộ quy trình nhưng đó là bước quan trọng để hiện thực hóa những ý tưởng lớn.

Cùng chuyên mục