Phòng chống COVID-19 thế nào khi bệnh này chuyển sang nhóm B?
COVID-19 đã trở thành bệnh nhóm B theo quy định tại Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 nên các biên pháp phòng chống dịch cũng được điều chỉnh phù hợp.
Bộ Y tế dừng cung cấp bản tin dịch hằng ngày
Nhằm kịp thời chuyển tải thông tin về tình hình dịch bệnh, biện pháp phòng chống dịch, có những thời điểm dịch COVID-19 'nóng', trong thời kỳ dịch bệnh căng thẳng, hằng ngày Bộ Y tế cung cấp cho báo chí 3 bản tin về dịch COVID-19. Các thông tin bao gồm số ca mắc COVID-19; số bệnh nhân điều trị, khỏi bệnh; số trường hợp tử vong; tình hình tiêm vaccine COVID-19 và những chỉ đạo của cấp có thẩm quyền liên quan đến dịch COVID-19.
Sau đó, bản tin COVID-19 được điều chỉnh cung cấp vào cuối giờ chiều mỗi ngày để phù hợp với thực tiễn tình hình dịch bệnh.
Từ ngày 20/10/2023, COVID-19 trở thành bệnh truyền nhiễm nhóm B ở Việt Nam theo quy định tại Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. Do đó, các biện pháp phòng chống dịch cũng được điều chỉnh phù hợp với bệnh truyền nhiễm nhóm B. Bộ Y tế cũng dừng cung cấp bản tin dịch COVID-19 hằng ngày kể từ ngày 1/11/2023.
Lồng ghép tiêm vaccine COVID-19 vào tiêm chủng thường xuyên
Bộ Y tế cũng nêu rõ việc xây dựng và triển khai kế hoạch sử dụng vaccine phòng chống COVID-19 phù hợp theo đối tượng, lịch tiêm chủng. Ưu tiên tiêm chủng nhóm nguy cơ cao. Lồng ghép tiêm vaccine COVID-19 vào buổi tiêm chủng thường xuyên tại các cơ sở y tế hoặc tổ chức tiêm chủng chiến dịch phù hợp với thực tế triển khai tại địa phương.
Khuyến khích người dân thực hiện 2K
Trong hướng dẫn giám sát và phòng chống COVID-19 mới nhất, Bộ Y tế đưa ra 6 biện pháp để phòng chống COVID-19 nhóm B. Theo đó, để phòng, chống COVID-19 hiện nay, Bộ Y tế nêu rõ mỗi người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau đây:
Khuyến khích thực hiện 2K (Khẩu trang - Khử khuẩn). Khuyến khích đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng.
Việc phòng bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo Quyết định số 2609/QĐ-BYT ngày 20/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, đặc biệt sau khi tiếp xúc với bề mặt nghi ngờ. Nâng cao sức khỏe: có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý;
Tăng cường thông khí, vệ sinh môi trường khu vực nhà ở, trường học, nơi làm việc;
Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp cấp tính (ho, sốt, khó thở...);
Cơ sở giáo dục, cơ quan, công sở, cơ sở sản xuất kinh doanh hướng dẫn học sinh, sinh viên, người lao động thực hiện các biện pháp phòng bệnh nêu trên.
- Tại sao trẻ sơ sinh ít nguy cơ nhiễm COVID-19 hơn người lớn?
- WHO kêu gọi tiêm vắcxin phòng Covid-19 trong mùa Thu và Đông
- Chính thức chuyển Covid-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B
- Cách tập luyện thể dục hiệu quả dành cho người bận rộn
- Hoại tử ngón tay do đắp thuốc lá chữa mụn nhọt
- Tuổi thọ của bạn là bao nhiêu? Thực hiện ngay bài kiểm tra này để biết kết quả
- Tuyệt đối không để 10 thực phẩm này trong ngăn đá tủ lạnh
- Mất bàn chân và ngón tay vì một thói quen ăn uống nhiều người Việt mắc phải
- Những loại hạt giảm rụng tóc, mang lại cho bạn mái tóc khỏe mạnh và óng ả