Thứ ba, 04/04/2023, 20:51 (GMT+7)

Những hệ luỵ của việc bọc răng sứ sai kỹ thuật

Viêm nướu, lộ chân răng hay hôi miệng là một trong những biến chứng có thể xảy ra khi bạn bọc răng sứ tại các cơ sở kém chất lượng.

Bài viết này thuộc series Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là giải pháp tối ưu nhằm tái tạo và cải thiện thẩm mỹ, chức năng cho răng.

Xem thêm

Có nhiều ý kiến tranh cãi về việc có nên hay không khi quyết định bọc răng sứ. Bên cạnh một số trường hợp bất khả kháng, cần thẩm mỹ răng miệng thì vẫn có xu hướng sai lệch cổ súy cho việc bọc răng sứ. Một số trường hợp răng không gặp vấn đề quá nghiêm trọng nhưng quyết định bọc sứ khiến tuỷ răng suy yếu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Một số vấn đề thường gặp sau khi bọc răng sứ

tac-hai-boc-rang-su-tiepthigiadinh-1

Các vấn đề gặp phải sau khi bọc răng sứ bao gồm: dắt thức ăn trong kẽ răng; viêm lợi, tụt lợi, lộ đường viền phía dưới của chụp sứ; hiện tượng ê buốt; chết tuỷ răng do răng sống mài quá nhiều mô răng; mòn răng đối diện do khớp cắn chỉnh không tốt; gãy thân răng và chụp sau khi ăn nhai một thời gian. 

Bong mão sứ khi hoạt động ăn nhai

Mão sứ là “lớp áo” bọc bên ngoài răng thật của bạn. Bong mão sứ trong khi đang ăn nhai có thể ảnh hưởng đến cùi răng thật khi không còn lớp bảo vệ; gây sứt mẻ, tổn thương những răng khác khi cắn phải vật cứng. Ngoài ra, điều này còn làm giảm sự tự tin khi giao tiếp của bạn. 

Nguyên nhân đến từ việc sử dụng quá ít cement (lớp xi măng gắn cùi răng thật và mão sứ) hay dùng loại cement không phù hợp với vật liệu sứ. Hoặc do cùi răng không lưu giữ cơ học hoặc mão sứ không khít với răng bởi lỗi kỹ thuật; do va chạm quá mạnh trong quá trình ăn nhai. 

Viêm nướu, hôi miệng 

Viêm nướu, hôi miệng là tình trạng xuất hiện khi răng miệng của bạn bị vi khuẩn xâm nhập trong một khoảng thời gian nhất định trước đó. Vi khuẩn này được hình thành trong quá trình ăn uống, thức ăn bị lưu lại quanh răng, bị vôi hóa thành vôi răng. Vôi răng lâu không lấy gây viêm nhiễm, tạo mùi hơi thở nặng.

Khi bọc răng sứ, mão sứ không khít với cùi răng tạo những khoảng trống, vôi răng sẽ xâm nhập vào. Trường hợp này khó cải thiện bằng cạo vôi thông thường mà cần tháo mão sứ, vệ sinh và bọc lại.

Lệch khớp cắn

Lệch khớp cắn xuất hiện khi mão sứ lên lớp mới lệch với lớp sinh lý cũ hoặc lên khớp mão sứ không đúng, không cân đối. Lệch khớp cắn ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và hoạt động răng miệng của bạn như:

• Đau, ê buốt khiến không ăn nhai được.

• Tổn thương tới nướu, gây chảy máu, viêm nhiễm.

• Ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt nếu không khắc phục.

Răng nhạy cảm, bị nứt vỡ

tac-hai-boc-rang-su-tiepthigiadinh-2

Đây là một trong những biến chứng thường gặp khi bạn bọc răng sứ tại những cơ sở kém chất lượng. Khi nha sĩ bọc những loại sứ không có nguồn gốc rõ ràng, bệnh nhân sẽ bị sứt mẻ răng, bung bật làm ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình ăn nhai. Ngoài ra những mão sứ rẻ tiền có ít khả năng cách nhiệt bởi vậy khi ăn đồ nóng, lạnh bệnh nhân có thể bị ê buốt. 

Hở cổ chân răng sau khi bọc răng sứ

Vấn đề này do quá trình lắp mão sứ không trùng khít với cùi răng thật hoặc răng sứ chế tác không đạt chuẩn với mẫu hàm khiến chân răng bị hở. 

Đồng thời, đối với một số cơ sở làm răng sứ giá rẻ, dòng răng sứ sườn kim loại có thể bị oxi hoá trong quá trình ăn nhai, gây đen viền nướu và mất mỹ quan. 

Viêm tuỷ 

tac-hai-boc-rang-su-tiepthigiadinh-3

Nếu chuyên môn và kỹ thuật của bác sĩ trong quá trình mài răng chưa đảm bảo thì tình trạng này rất dễ xảy ra. Việc mài răng quá nhiều có thể xâm phạm đến sừng tuỷ hoặc sát tuỷ thậm chí gây tổn thương đến răng gốc. 

Hoặc trong một số trường hợp bọc sứ cần điều trị nha chu, răng sâu cần điều trị tuỷ nhưng quá trình này chưa điều trị được dứt điểm. Khi đó, bác sĩ sẽ cần tháo sứ ra, điều trị tuỷ, viêm tuỷ sau đó thay thế mão sứ mới cho bạn. Tuy nhiên, quá trình này vừa gây tốn kém tiền bạc lẫn thời gian cho cả hai phía. 

Làm sao để đảm bảo an toàn và chất lượng cho quá trình bọc răng sứ

Răng sứ tuy có độ chịu lực lớn, cứng hơn nhiều so với răng thật, tuy nhiên, về bản chất, răng sứ vẫn là răng giả, là một khối tách biệt với cơ thể, không được neo giữ bởi dây chằng nha chu. Trong khi răng thật được tuỷ sống nuôi mỗi ngày, bởi vậy sau khi bọc răng sứ cảm giác sinh học sẽ không thể có được. Bởi vậy, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề trong và sau quá trình bọc răng sứ để bảo vệ thật tốt nha chu. Trong đó, bạn cần quan tâm đến: 

  • Tay nghề bác sĩ thực hiện: Bác sĩ đảm nhiệm quá trình bọc răng rất quan trọng, những bác sĩ uy tín có kinh nghiệm lâu năm, trình độ chuyên môn cao sẽ đảm bảo trải nghiệm bọc răng sứ cho kết quả tốt. Bác sĩ có độ chuẩn xác và khéo léo sẽ đảm bảo kỹ thuật mài cùi răng chính xác, kiểm soát và xử lý tốt trong quá trình bọc răng, không làm tổn hại đến tủy hoặc nướu.

  • Loại răng sứ được sử dụng: Hiện nay ngành nha khoa có hai chất liệu cực kỳ phổ biến là răng sứ kim loại hoặc răng sứ thuần khiết. Về cơ bản, răng sứ thuần khiết bao gồm toàn sứ và sẽ có màu sắc trong bóng tự nhiên giống với răng thật nhất, cộng với độ bền cao tránh hiện tượng thâm đen viền nướu sau thời gian dài sử dụng. Hơn nữa, răng toàn sứ không bao gồm kim loại sẽ đảm bảo người có cơ địa nhạy cảm không bị kích ứng với vật liệu bọc răng.

  • Công nghệ, máy móc nha khoa: Bên cạnh tay nghề cao của bác sĩ, nếu cơ sở nha khoa được trang bị các máy móc tiên tiến sẽ đảm bảo độ chính xác và hiệu quả tốt nhất cho toàn bộ quy trình.

Lưu ý sau khi bọc răng sứ

tac-hai-boc-rang-su-tiepthigiadinh-4

Sau khi bọc răng sứ, bạn cần thăm khám định kỳ 3-6 tháng/ lần để được các nha sĩ kiểm tra lại độ sát khít của viền nước, độ hồng hào của nướu. Nếu bạn gặp phải bất cứ triệu chứng nào lạ như đau nhức răng, gặp khó khăn trong ăn nhai, bạn cần tới ngay nha khoa để được kiểm tra và có biện pháp khắc phục sớm. 

Cùng chuyên mục