Thứ sáu, 31/03/2023, 05:30 (GMT+7)

Quy trình và kỹ thuật bọc răng sứ thẩm mỹ

Thu Thảo (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Bọc răng sứ là phương pháp được nhiều người lựa chọn để có một nụ cười rạng rỡ. Tuỳ thuộc vào từng loại răng sứ, các chuyên gia chia ra những quy trình và kỹ thuật khác nhau.

Bài viết này thuộc series Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là giải pháp tối ưu nhằm tái tạo và cải thiện thẩm mỹ, chức năng cho răng.

Xem thêm

Răng sứ thẩm mỹ là giải pháp hữu hiệu trong việc cải thiện tình trạng răng vàng, không đều, răng bị bể nhiều, răng đã điều trị tuỷ… mang lại hàm răng mới với hình dáng và màu sắc giống răng thật. 

Quy trình bọc răng sứ tổng quát 

Các bước trong quá trình bọc răng sứ được thực hiện lần lượt như sau: 

Bước 1: Mài răng 

quy-trinh-boc-rang-su-tiepthigiadinh-1
Ảnh: sưu tầm

Để răng sứ sau khi phục hình phù hợp với răng thật và khớp với nướu, hàm thì bắt buộc phải mài răng. Quá trình mài răng chỉ diễn ra sau khi bạn được nha sĩ tiêm thuốc tê, giúp bạn tránh được cảm giác ê buốt trong lúc mài. Mài răng phải đảm bảo chuẩn xác về tỉ lệ mài (dưới 2mm), đường mài phải chuẩn xác, tránh xâm lấn quá nhiều đến cấu trúc răng, tránh va chạm với tủy răng, vì thế nên bác sĩ cần có chuyên môn và tay nghề cao.

Bước 2: Lấy dấu răng

Sau khi mài răng, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng. Trước kia bệnh nhân sẽ cắn thật mạnh lên thạch cao được chuẩn bị sẵn, hiện nay được thay thế bằng lấy dấu răng cao su. Các bước này yêu cầu làm thật chuẩn xác để răng sứ được chế tạo theo dấu hàm có độ chính xác cao.

Bước 3: Thực hiện phục hình răng sứ

Sau khi lấy dấu răng, các kỹ thuật viên sẽ thực hiện phục hình răng sứ trong phòng Labo. Quá trình này sẽ cần từ 1 đến 2 ngày, tùy theo số lượng răng cần phục hình. Trong thời gian đợi răng sứ hoàn thành, bạn sẽ được lắp tạm răng giả bằng nhựa để vẫn có thể duy trì chức năng ăn nhai và độ thẩm mỹ cho hàm răng.

Bước 4: Lắp răng. Theo dõi, hoàn thiện

Răng sứ phục hình xong sẽ được gắn tạm thời lên răng thật để quan sát và theo dõi độ tương thích của răng. Nếu màu răng chưa phù hợp, thì phải tiến hành tem màu lại. Nếu bị hiện tượng cộm, vênh, các nha sĩ và kỹ thuật viên sẽ tiến hành chỉnh sửa lại răng sứ, đến khi độ khớp của răng sứ với răng thật là hoàn hảo nhất và đảm bảo chuẩn khớp cắn cho bạn thì răng sứ sẽ được gắn cố định bằng xi măng dùng trong y tế.

Quy trình bọc răng sứ cụ thể hoá với từng loại răng sứ 

Hiện nay, có ba phương pháp bọc sứ phổ biến nhất: 

Bọc mão sứ 

quy-trinh-boc-rang-su-tiepthigiadinh-2
Cấu tạo mão sứ răng (Ảnh: sưu tầm)

Phù hợp với những răng bị khiếm khuyết đơn lẻ. Ví dụ như trường hợp răng bị thương tổn, bị vỡ quá nhiều, bác sĩ sẽ mài răng thật thành trụ răng và chụp mão sứ lên trên để tránh sự va chạm tiếp của răng thật, giúp răng thật được bảo vệ.

Làm cầu răng sứ

quy-trinh-boc-rang-su-tiepthigiadinh-3
Phương pháp làm cầu răng sứ (Ảnh: Báo Sức khoẻ đời sống)

Bị mất răng, nhưng vẫn còn răng ở hai bên mà không có điều kiện cấy ghép Implant, các bác sĩ sẽ tiến hành làm cầu răng sứ với 2 trụ răng ở bên cạnh. Ưu điểm lớn nhất của làm cầu răng sứ là khả năng phục hình răng mất nhanh chóng, chỉ từ 2-3 ngày. Bên cạnh đó, chi phí thực hiện cầu răng sứ thấp hơn nhiều so với trồng răng implant. Chi phí này phụ thuộc nhiều vào vật liệu sứ được chọn để làm cầu răng. 

Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp này, bác sĩ buộc phải mài ít nhất hai răng kế cận răng bị mất để làm trụ răng. Mài răng sẽ làm cho răng thật yếu dần đi. Khi chúng không còn đủ khoẻ để làm trụ, bạn phải thay cầu răng sứ mới. Bên cạnh đó, cầu răng sứ chỉ thay thế cho thân răng mà không can thiệp đến xương hàm. Sau một thời gian, vị trí mất răng có thể bị tiêu xương dẫn đến tụt nướu, lộ chân răng của răng trụ gây mất thẩm mỹ. Lưu ý, cầu răng sứ không áp dụng đối với trường hợp mất răng số 7, số 8 (răng khôn). 

Dán mặt sứ

quy-trinh-boc-rang-su-tiepthigiadinh-4
Ảnh: sưu tầm

Dán mặt răng sứ phù hợp với nhóm răng cửa, khi mà bạn không muốn bị mài xâm lấn quá nhiều như phương pháp bọc sứ và tình trạng cung răng cho phép thì bạn nên lựa chọn dán mặt sứ.

Kỹ thuật mài răng khi bọc răng sứ 

quy-trinh-boc-rang-su-tiepthigiadinh-7
Ảnh: sưu tầm

Kỹ thuật mài cùi răng cửa, răng hàm khá phức tạp, cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn, cùng với sự hỗ trợ của các dụng cụ chuyên khoa, nhằm đảm bảo tránh được những tổn thương trên răng hoặc nướu, giúp cùi răng được mài đúng tỷ lệ và thuận tiện khi bọc sứ. 

Tiêu chuẩn khi thực hiện mài cùi răng 

  • Góc mài phù hợp 

quy-trinh-boc-rang-su-tiepthigiadinh-9
Ảnh: sưu tầm

Răng thường được mài ở cả 5 mặt khác nhau nhưng phải luôn đảm bảo góc độ thích hợp nhất, phải có phương thẳng đứng để mão răng sứ bọc vào cùi răng có độ bám chắc nhất định. Hơn nữa, phải đảm bảo không bị hở mô răng, không sai khác tỷ lệ và bám giữ tốt được răng sứ. 

  • Tỷ lệ mài đúng chuẩn 

Mài răng quá nhiều có thể gây xâm lấn tuỷ răng, gây ê buốt, đau nhức, thậm chí khiến răng không còn vững vàng và bị lung lay. Đối với răng cửa và răng nanh cần chia làm 3 phần với cổ răng mài từ 0,6mm - 1mm, thân răng mài từ 1mm - 1,5mm và cạnh cắn mài từ 1,2mm - 2mm. Đối với răng hàm, thân răng to và lớn hơn với răng trước cho nên cổ răng được mài với tỷ lệ khoảng 0,8mm - 1mm, thân răng 1,5mm - 2mm và mặt nhai từ 1,5mm - 2mm. 

  • Đường hoàn tất phải rõ ràng 

quy-trinh-boc-rang-su-tiepthigiadinh-9
Ảnh: VnExpress

Đường hoàn tất chính là vị trí kết thúc của mũi mài vùng cổ răng, tức là chỗ chân của răng sứ, ở đây sẽ có phần giao điểm của răng sứ với răng thật, nếu răng sứ dư hay hụt đều phá răng thật dẫn đến bệnh lý. Tùy tình trạng của từng chiếc răng và từng cá nhân bác sĩ sẽ lựa chọn đường hoàn tất sao cho phù hợp. Đó có thể là đường hoàn tất ở bờ vai hoặc bờ cong nhưng đều phải đảm bảo đường mài rõ ràng, trơn láng, không có gờ thuận lợi khi lắp răng sứ vào, tránh trường hợp bị hở gây hậu quả nghiêm trọng như dắt thức ăn, sâu tái phát, hôi miệng và viêm lợi.

Trước đây nha sĩ có xu hướng đặt đường hoàn tất sâu xuống, cố mài dưới lợi thật sâu. Việc mài đường hoàn tất quá sâu sẽ có thể bị xâm phạm khoảng sinh học gây viêm lợi, tiêu xương mãn tính. Ngày nay, các nhà lâm sàng khuyến cáo chỉ nên mài ngang lợi hoặc dưới lợi 0.5 – 1mm. Chính điều này sẽ đảm bảo vệ sinh tốt hơn, răng sứ sẽ không bị hôi, bị viêm và dùng được lâu dài. Nhất là với các dòng răng sứ dán cao cấp hướng tới đường hoàn tất bằng 0. 

Quy trình mài cùi răng đạt tiêu chuẩn 

  • Sau khi đã chuẩn bị dụng cụ, bác sĩ sẽ dùng lưỡi dao nha khoa để cắt kẽ giữa các răng cần mài. 

  • Dùng máy để cắt vạch những đường ngang trên cùi răng với mục đích xác định độ dày khi mài răng.

  • Mài răng theo thứ tự: mặt nhai trước, sau đó đến mặt ngoài, mặt bên và mặt trong theo tỷ lệ đã xác định.

  • Dùng mũi khoan mài cùi răng để tạo đường hoàn tất.

  • Chỉnh sửa các thành cạnh và bo tròn các góc của cùi răng.

Kỹ thuật bọc răng sứ không mài

quy-trinh-boc-rang-su-tiepthigiadinh-5
Tình trạng răng trước khi dán răng sứ veneer (Ảnh: sưu tầm)

Bọc răng sứ không mài hay còn gọi là mặt dán sứ veneer. Đối với kỹ thuật này, các bác sĩ sẽ phủ lên bề mặt răng một mặt sứ siêu mỏng (chưa tới 0,5mm) với hình dáng và màu sắc hệt như răng thật. 

Khác với phương pháp làm răng sứ thông thường, nha sĩ phải mài răng khác nhiều thì dán mặt sứ, nha sĩ chỉ cần chà nhám mặt ngoài của răng vừa đủ để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám và tạo độ bám dính cho mặt sứ. 

Kỹ thuật dán sứ giúp răng thật được bảo tồn tối đa, không ảnh hưởn tiêu cực đến mô, tuỷ răng bên trong. Đồng thời, không gây ê buốt, đau nhức quá nhiều cho những khách hàng có cơ địa nhạy cảm. 

quy-trinh-boc-rang-su-tiepthigiadinh-6
Răng sau khi được thực hiện phương pháp dán sứ veneer (Ảnh: sưu tầm)

Một số trường hợp nên áp dụng bọc răng sứ không mài 

Phương pháp này chỉ thực sự hiệu quả với những trường hợp như răng ố vàng, nhiễm màu kháng sinh nhẹ; răng thưa kẽ, khoảng cách giữa các răng không quá lớn; răng có vết nứt, mẻ nhẹ; răng lệch lạc ở mức độ nhẹ; răng thiểu sản men.

Từ khóa:
Cùng chuyên mục