Thứ bảy, 20/01/2024, 05:26 (GMT+7)

Những cách tránh xung đột và giảm bớt căng thẳng gia đình

Bên cạnh những lúc vui vẻ và hạnh phúc, những mâu thuẫn và xung đột vẫn có thể diễn ra trong gia đình. Những lời khuyên này có thể có ích với bạn.

Giao tiếp lành mạnh

Xung đột là điều không thể tránh khỏi trong bất kỳ mối quan hệ nào, kể cả quan hệ gia đình nhưng bạn luôn có những cách giải quyết lành mạnh. Nếu bạn và các thành viên trong gia đình bất đồng về vấn đề gì đó, hãy cố gắng chuyển sang những chủ đề trung lập hơn. Nếu thành viên trong gia đình bạn có một số đặc điểm cực đoan thực sự khiến bạn cảm thấy khó chịu, hãy tạm thời rời khỏi cuộc trò chuyện.

gia dinh
Biết dừng lại nếu câu chuyện trở nên căng thẳng

Chỉ cần kiên nhẫn một chút, bạn có thể trò chuyện một cách tôn trọng với các thành viên trong gia đình, ngay cả khi bạn không đồng quan điểm. Hãy biết lúc nào nên dừng lại để giữ tình cảm gia đình.

Giải quyết định kiến

Thông thường, những định kiến nảy sinh từ niềm tin sai lầm rằng một số nhóm người nhất định cần được đối xử khác biệt hoặc ít được tôn trọng và quan tâm hơn. Trong đó, một số định kiến phổ biến liên quan đến tôn giáo, giới tính và khuynh hướng tình dục.

Khi bạn chứng kiến điều này xảy ra trong gia đình, hãy cố gắng giải quyết một cách khéo léo. Bởi vì đôi khi các thành viên trong gia đình không nhận ra rằng những gì họ đang làm hoặc nói là mang tính xúc phạm và gạt ai đó ra ngoài lề xã hội.

Nếu họ không sẵn thể hiện sự tôn trọng, bạn có thể cần tạo ra một số ranh giới với họ. Tôn trọng là điều tối thiểu để duy trì một mối quan hệ lành mạnh. Là ruột thịt của nhau không có nghĩa là được phép thiếu tôn trọng nhau.

Đối phó các “phe” trong gia đình

Một số gia đình có nhiều thành viên cũng nảy sinh đàm tiếu và các kiểu kịch tính khác trong mối quan hệ. Khi điều này xảy ra, tốt nhất là tránh xa nó hoàn toàn. Chẳng có gì tốt đẹp khi “nói sau lưng” người khác và khiến mọi người chống lại nhau.

Ngay cả khi bạn không tham gia vào câu chuyện, chỉ cần nghe những lời lẽ ác ý cũng có nghĩa là bạn đang ủng hộ điều đó. Hãy thử chuyển hướng cuộc trò chuyện hoặc rời đi chỗ khác. Bạn cũng nên thẳng thắn thể hiện rằng bạn không thoải mái với cuộc trò chuyện mang tính “nói sau lưng”.

Giải quyết sự ganh đua và ghen tị của anh chị em

gia dinh
Anh chị em khó tránh khỏi xung đột trong cuộc sống

Anh chị em là những người cùng thế hệ, gần tuổi nhau và có chung bố mẹ nên dễ xảy ra những ganh đua và ghen tị khiến họ tranh cãi. Nếu bạn cảm thấy mối quan hệ của mình với gia đình trở nên căng thẳng vì bố mẹ bạn quý mến anh chị em khác thì đừng duy trì những cảm xúc này bằng cách cạnh tranh và đối đầu với họ.

Theo Very Well Mind, bạn có thể thử tìm hiểu phương pháp trị liệu gia đình - một loại hình điều trị tập trung vào việc hàn gắn các mối quan hệ, cải thiện giao tiếp và giúp mỗi thành viên trong gia đình hiểu được vị trí cũng như tác động của họ đối với những người còn lại.

Nhà trị liệu có thể sử dụng nhiều kỹ thuật và phương pháp khác nhau để giải quyết các nhu cầu cụ thể của mỗi gia đình. Nếu bạn cho rằng gia đình mình sẽ được hưởng lợi từ liệu pháp này, hãy nói chuyện với một người chuyên nghiệp để được hỗ trợ.

Bạn có thể không thể kiểm soát được các loại mối quan hệ mà bạn có với các thành viên trong gia đình nhưng bạn có thể tạo ra sự hài hòa. Hãy nỗ lực củng cố và cải thiện các mối quan hệ trong gia đình. Cởi mở, trung thực và đồng cảm nhưng đừng ngại đặt ra ranh giới với những thành viên độc hại hoặc có xu hướng ngược đãi trong gia đình.

Từ khóa:
Cùng chuyên mục