Tiếp Thị Gia Đình

Thứ ba, 11/07/2023, 10:17 (GMT+7)

Các ngành hàng tiêu dùng nhanh đua nhau sử dụng "Game" để tiếp cận khách hàng

Việc game hóa chiến dịch phát sampling của ngành FMCG đã giúp thị trường hàng tiêu dùng nhanh trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết.

Chiến dịch phát sampling của ngành FMCG

Ngành FMCG là thuật ngữ viết tắt của Fast Moving Consumer Goods - ngành hàng tiêu dùng nhanh, thường là những sản phẩm đóng gói và không có tính bền vững. Phát sampling là chiến lược marketing cung cấp sản phẩm miễn phí cho khách hàng, giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm trước khi quyết định mua hàng. Đây chính là chiến lược chủ chốt của các “ông lớn” ngành FMCG mỗi khi tung ra mặt hàng mới.

Đối với chiến dịch phát sampling thì bộ đôi Master Channel và PangoCDP là hai trợ thủ đắc lực nhất, giúp các thương hiệu FMCG tối ưu và kiểm soát quy trình marketing bằng sampling. Mới đây, game hóa trong việc phát sản phẩm miễn phí đã tạo hiệu ứng rất tốt, gây chú ý tới khách hàng.

Tạo hiệu ứng đám đông với game

Thực tế, nhiều chiến dịch phát sampling chưa đủ hấp dẫn để khách hàng tham gia trải nghiệm và cung cấp thông tin cho nhãn hàng. Vì vậy, bài toán cần phải giải là làm sao để thu hút khách hàng quan tâm sản phẩm và chia sẻ cảm nhận của bản thân với những người khác.

Tạo hiệu ứng đám đông trong chiến dịch phát sampling

Bởi vì mục tiêu quan trọng của chiến dịch phát sampling là thu hút càng nhiều sự quan tâm của khách hàng càng tốt. Một khi thương hiệu đã tạo được chiến dịch thu hút thì sẽ thúc đẩy sự hứng thú của người tiêu dùng, tham gia và chia sẻ sản phẩm mới nhiều hơn. Vì vậy, game đã trở thành yếu tố cốt lõi trong câu chuyện thu hút khách hàng.

Một trò chơi hấp dẫn, giải trí và có khả năng thu hút sự chú ý của người chơi sẽ tạo ra hiệu ứng đám đông. Đặc biệt là các trò chơi yêu cầu vượt qua thử thách và có tính cạnh tranh, khách hàng sẽ luôn muốn mình là người chơi giỏi nhất. Điều này sẽ tạo hiệu ứng viral và tăng hiệu quả của chiến dịch phát sampling lên nhiều lần.

Biến sampling thành phần thưởng của hoạt động chơi game

Thay vì phải thuê các PG đứng chào hàng thì nhãn hàng có thể đặt màn hình chơi game tại các điểm phát sampling. Ở đó, khách hàng sẽ cần quét mã QR để chơi game và cạnh tranh với nhau trực tiếp. Phần thưởng của mọi người chơi tham gia là mẫu thử trial size, riêng người xếp hạng đầu tiên sẽ nhận sản phẩm full size.

Chiến dịch phát sampling cùng với game hóa giúp ngành FMCG dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng. Sức hút của các trò chơi hấp dẫn, đủ khó và có độ cạnh tranh sẽ tạo ra hiệu ứng đám đông tốt, cộng với “chơi game có thưởng” càng kích thích sự hứng thú của khách hàng.

Những trò chơi phù hợp cho chiến dịch phát sampling

Hoạt động chơi game online giúp chiến dịch marketing bằng sampling trở nên dễ dàng hơn, không cần cầu kỳ đặt máy chơi game. Vậy, trò chơi online nào phù hợp với các thương hiệu FMCG khi phát động các điểm chào hàng?

Party Match

Để phát huy mạnh mẽ ở các điểm phát sampling thì nhãn hàng cần phải có một trò chơi thú vị với đầy đủ các tiêu chí: nhiều người chơi, trực tiếp cạnh tranh trong thời gian thực. Do đó, Party Match là sự lựa chọn phù hợp và tối ưu cho mọi chiến dịch phát sampling.

Pango Hop

Đây là trò chơi với cách chơi đơn giản, có thể thu hút lượng lớn người chơi tham gia. Pango Hop phù hợp với các chiến dịch phát sampling online và offline.

Rót sữa

Đây cũng là trò chơi mà các thương hiệu ngành FMCG có thể cân nhắc lựa chọn mỗi khi phát động chiến dịch phát sampling. Trò chơi yêu cầu sự tập trung để đạt điểm quy định, vì vậy sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đặc biệt phù hợp với cả chiến dịch “rao hàng” online lẫn offline.

Có thể nói rằng, game là hình thức tương tác tuyệt vời, thúc đẩy mong muốn cạnh tranh giành phần thưởng của khách hàng. Các nhãn hàng không cần tốn chi phí thuê nhân viên chào hàng truyền thống như trước, thay vào đó sử dụng các trò chơi thú vị để tạo hiệu ứng đám đông, qua đó phát sản phẩm mẫu miễn phí cho khách hàng một cách tự nhiên nhất.

Cùng chuyên mục