Vì sao nhiều người lùng mua nhà đất không sổ đỏ?
Gần đây, nhiều người tìm mua nhà đất không sổ đỏ tại các quận, huyện ở Hà Nội và địa phương lân cận khiến không ít môi giới bất ngờ.
Mua nhà đất không sổ đỏ
Luật Đất đai 2024 sửa đổi vừa được Quốc hội quyết nghị có hiệu lực từ ngày 1/8 tới. Một trong những điểm được nhiều người quan tâm là quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (thường gọi là sổ đỏ) cho đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, theo Thương hiệu Sản phẩm.
Đơn cử, vùng nông thôn Hải Dương hiện nay đã được đô thị hóa, đất có nơi lên tới gần 20 triệu đồng/m2. Trong khi đó, những lô đất cùng vị trí nhưng do không có sổ đỏ thì giá chỉ bằng một nửa, thậm chí 1/3.
Lấy dẫn chứng một lô đất hơn 200 m2 chưa có sổ đỏ tại huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) hiện đang bán với giá khoảng 7 triệu đồng/m2. Trong khi cách đó khoảng 500m2, 1 lô đất khác có sổ đỏ đang được bán với giá 14 - 15 triệu đồng/m2.
Lý giải việc nhiều người tìm mua nhà đất không sổ đỏ thời gian gần đây, nhiều môi giới nhận định do tâm lý đón đầu Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực sẽ giúp việc cấp sổ đỏ trở nên thuận lợi hơn.
Việc kéo dài thời gian sử dụng đất thêm 10 năm so với quy định cũ cũng là điểm giúp việc cấp sổ thuận lợi hơn cho người dân. Sau khi mua đất không sổ với giá rẻ, nhà đầu tư dễ dàng làm sổ đỏ và bán lại với giá đắt hơn để hưởng lời.
Theo anh Nguyễn Ánh Dương, một người chuyên môi giới bất động sản cho biết, sau khi Luật Đất đai 2024 được Quốc hội thông qua, nhu cầu tìm mua, giao dịch mua nhà nhà đất không sổ đỏ tăng cao. Gần đây, nhiều giao dịch đã thành công sau khi người mua kiểm tra chắc chắn nhà ở không rơi vào quy hoạch, đất có nguồn gốc lâu năm.
Có nhiều người nghe theo trào lưu, không kiểm tra kỹ mà đặt tiền mua luôn. Họ biết việc mua nhà đất không sổ đỏ chỉ thực hiện qua giấy viết tay nhưng vì giá rẻ, thậm chí bằng 1/2 nhà có sổ nên quyết định tiến hành giao dịch, bất chấp rủi ro.
Mua đất không sổ cần lưu ý gì?
Theo luật sư Nguyễn Xuân Toán - Công ty luật Tản Viên Sơn - Đoàn Luật sư TP Hà Nội, tại Điều 138 Luật Đất đai 2024 vừa được Quốc hội thông qua quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gọi là “sổ đỏ”) cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất mà không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp giao đất trái thẩm quyền.
Theo đó, dự thảo đã mở rộng, cho phép cấp sổ đỏ cho trường hợp sử dụng đất trước ngày 1/7/2014, nay được UBND cấp xã xác nhận là không có tranh chấp thì được công nhận quyền sử dụng đất.
Quy định này trên thực tế đang được áp dụng, chỉ mở rộng thời hạn từ trước ngày 1/7/2004 sang trước ngày 1/7/2014, tức là “nới” thêm 10 năm so với Luật Đất đai năm 2013. Lưu ý rằng Điều 138 là để xử lý việc cấp sổ cho các trường hợp không vi phạm pháp luật đất đai, không giao đất trái thẩm quyền, tức là bản chất ở đây không có hành vi sai phạm như là lấn chiếm đất.
Điều luật này chủ yếu giải quyết cho các trường hợp đất cha ông, tổ tiên để lại, đã được sử dụng lâu đời, tuy nhiên có thể do người dân thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, do hiểu biết pháp luật còn hạn chế hoặc do người dân chưa có nhu cầu chuyển nhượng đất nên không đi đăng ký để cấp sổ đỏ.
Tuy nhiên, trên thực tế sẽ không dễ dàng để hoàn thành việc cấp sổ đỏ cho người dân. Ngoài ra, một số trường hợp trước đây được UBND cấp xã giao đất, thuộc trường hợp giao đất trái thẩm quyền, nên cũng gặp vướng mắc trong việc xin cấp sổ đỏ. Hơn nữa, thủ tục xin UBND cấp xã xác nhận đất không có tranh chấp cũng phát sinh bất cập trong trường hợp có những tranh chấp dân sự giữa những người sử dụng đất.
Các thông tin khách hàng cần quan tâm
Liên quan đến việc mua bán bằng hợp đồng đặt cọc, chuyên gia cho hay, giao dịch đặt cọc để chuyển nhượng quyền sử dụng đất như trên là hợp pháp, không trái pháp luật, tuy nhiên các bên cần thỏa thuận rõ bằng văn bản, ký kết hợp đồng đặt cọc với các điều khoản chi tiết, cụ thể về quyền, nghĩa vụ của các bên.
Các thông tin khách hàng cần quan tâm gồm: thông tin về thửa đất chuyển nhượng; số tiền đặt cọc và hình thức chuyển tiền cọc; giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hình thức, thời hạn thanh toán; nghĩa vụ tài chính khi thực hiện cấp sổ đỏ cho bên A và ai là người chịu nghĩa vụ này; thời hạn thực hiện hợp đồng; trách nhiệm của bên A, bên B nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ (số tiền phạt cọc); quyền và nghĩa vụ của các bên...
Theo quy định của pháp luật, hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải công chứng, tuy nhiên với các hợp đồng có giá trị lớn, các bên cần lựa chọn công chứng để bảo đảm quyền của mình, phòng ngừa trường hợp tranh chấp xảy ra. Việc giao nhận tiền đặt cọc cũng nên được thực hiện qua ngân hàng, có biên bản giao nhận.
- Từ 2025, thêm nhiều đối tượng được ghi tên vào sổ đỏ theo quy định của luật mới
- Luật Đất đai 2024: Đối tượng này sẽ được miễn thuế, phí khi sang tên sổ đỏ, hàng triệu người cần biết
- Sổ đỏ mới có QR: Tiện lợi nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro, cần đặc biệt cảnh giác
- Bộ đôi Xiaomi Redmi K80 và K80 Pro được trang bị chip cao cấp nhất của Qualcomm
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 5/7: Top 3 ngân hàng niêm yết lãi kỳ hạn 3 tháng cao nhất
- Đối thủ Mazda CX-5 lộ diện, chốt giá chỉ từ 643 triệu đồng
- Giá xăng dầu hôm nay 5/7: Duy trì đà tăng do dự trữ dầu thô giảm
- Phát hiện xe hàng chở hơn 120.000 bao thuốc lá lậu
- 'Vua tay ga' Honda SH 350i được ưu đãi 'sốc' lên đến 30 triệu đồng