Thêm giải pháp giúp lành mạnh hóa thị trường quảng cáo trực tuyến, doanh nghiệp cần thực hiện
Thông qua việc công bố danh sách Blacklist gồm 904 website có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Bộ Thông tin và Truyền thông kêu gọi sự chủ động của các bên nhằm lành mạnh hóa thị trường quảng cáo trực tuyến.
Theo quy định tại Nghị định số 70/2021/NĐ-CP ngày 20/7/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Quảng cáo, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm công bố danh sách các trang thông tin điện tử vi phạm pháp luật để người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo, người quảng cáo lưu ý không phát hành sản phẩm quảng cáo trên các trang thông tin điện tử này.
Thực hiện quy định trên, Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây đã công bố danh sách đen (Blacklist) gồm 904 website có dấu hiệu vi phạm pháp luật (cung cấp nội dung quảng cáo cá độ, cung cấp trò chơi điện tử trái phép có tính chất cờ bạc, đổi thưởng …) của năm 2024. Việc công bố danh sách này không chỉ nhằm tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo trên Internet mà còn bảo vệ người dùng khỏi các rủi ro như lừa đảo trực tuyến, mã độc và các nội dung vi phạm pháp luật khác.
Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các bên cung cấp dịch vụ quảng cáo và đơn vị có nhu cầu không phát hành sản phẩm quảng cáo trên các website này. Điều này được quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 70/2021/NĐ-CP. Cụ thể, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo, người quảng cáo không hợp tác phát hành sản phẩm quảng cáo với trang thông tin điện tử đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền thông báo vi phạm pháp luật công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Năm 2022 và năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã công bố danh sách đen, bao gồm các trang thông tin điện tử có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam (cung cấp nội dung khiêu dâm, trò chơi điện tử cờ bạc, đổi thưởng…).
Theo luật sư Mai Thảo (Phó giám đốc TAT LAW FIRM), NĐ 70/2021/NĐ-CP quy định cấm hành vi QC trên trang thông tin điện tử vi phạm pháp luật. Do vậy, nếu vi phạm, có thể bị phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng theo NĐ 129/2021/NĐ-CP đối với tổ chức có hành vi đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 1, điều 8 luật An ninh mạng, điều 28 luật Sở hữu trí tuệ (như: tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống nhà nước; hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người, đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng…).
Bài viết này thuộc series Theo dòng sự kiện
- Đan "tấm lưới" chặt hơn để quản lý hoạt động quảng cáo trên không gian mạng
- Quảng cáo cá độ gây nhức nhối trên mạng xã hội, Bộ TT&TT nói gì?
- Quảng cáo 'xả kho giá rẻ' trên các phiên livestream liệu có đáng tin?
- Cơ sở chân mày phong thủy Ngọc San tiếp tục bị bạn đọc phản ánh
- Nghi vấn thuốc trừ sâu Ratoin 5W Khủng Chiến gây hại cho cây trồng
- Nồi chiên không dầu với nồi đa năng: Đâu là thiết bị phù hợp nhất cho bạn?
- Cảnh tượng 'thích mắt' ở nam đảo Phú Quốc: Khách sạn cháy phòng, show diễn kín chỗ
- Nhìn lại 2024: 10 sự kiện chứng khoán và kịch bản cho 2025 giúp nhà đầu tư hiểu rõ xu hướng và định hình chiến lược
- 'Xuyên Việt' khám phá đại tiệc chào đón năm mới 2025 tại các khu đô thị Vinhomes