Mẹo chăm sóc răng bọc sứ an toàn, chuẩn khoa học
Răng bọc sứ có nhiều ưu điểm về thẩm mỹ, khả năng ăn nhai,.. Tuy nhiên, cần phải có phương pháp chăm sóc an toàn, khoa học.
Bọc răng sứ là một trong những giải pháp thẩm mĩ nha khoa được nhiều người sử dụng. Phương pháp này có thể điều trị các trường hợp như răng có hình dáng xấu, sâu, vỡ hay màu sắc ố vàng, tróc men. Tuy nhiên, cần phải lưu ý chăm sóc răng bọc sứ phù hợp để bảo vệ, kéo dài độ bền của răng.
Tại sao phải chăm sóc răng bọc sứ kỹ càng?
Răng bọc sứ tuy có hình dáng, chức năng bổ trợ cho răng thật tuy nhiên lại kém hơn trong việc tự bảo vệ. Nếu không chăm sóc kỹ càng, răng sứ có thể gặp phải nhiều vấn đề như:
- Sứ răng dễ bị mẻ, bể hoặc ngả màu
- Phần nướu dễ bị viêm, sưng hoặc chảy máu, thậm chí có thể bị tụt nướu, lộ đường viền,..
- Răng bọc sứ có nguy cơ gặp nhiều chấn thương khớp cắn, đau, ê buốt,.. Nếu không kiểm tra kỹ về khớp cắn và có phương pháp xử lý phù hợp, tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm cũng có thể xảy ra.
- Thường xuyên gặp các bệnh về răng miệng do men và nướu răng sứ dễ bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm, sâu, viêm tủy,..
- Khi bọc sứ, răng thật sẽ bị mài để gắn sứ vào, do đó sẽ tồn tại những kẽ hở. Khi chăm sóc răng miệng không kỹ, nướu bị viêm nhiễm hoặc thức ăn kẹt vào nhiều ngày sẽ gây ra mùi hôi miệng.
Phương pháp chăm sóc răng bọc sứ chuẩn khoa học
Để hạn chế những vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng khi làm sứ, bạn cần áp dụng các phương pháp chăm sóc khoa học. Đặc biệt phải chú ý vệ sinh và có thói quen ăn uống phù hợp.
Vệ sinh răng bọc sứ
Vệ sinh răng bọc sứ cũng tương tự như răng thường, tuy nhiên cần lưu ý một số điểm sau:
- Đánh răng đều đặn 2 lần/ngày
- Dùng bàn chải lông mềm, nghiêng theo góc 45 độ rồi thực hiện thao tác chải nhẹ nhàng theo chiều dọc và từ bên trong ra bên ngoài
Có thể áp dụng phương pháp massage nhẹ nhàng vùng chân nướu bằng ngón tay để lưu thông máu tốt hơn, hạn chế tình trạng viêm nướu. Lưu ý dùng lực nhẹ, không đè sát để tránh răng bị lung lay, bong tróc.
- Sau mỗi bữa ăn khoảng 20 - 30 phút, vệ sinh kỹ càng răng miệng. Sử dụng nước súc miệng, tăm nước hoặc chỉ nha khoa để vệ sinh.
Xây dựng thói quen cùng chế độ ăn uống phù hợp
- Không dùng răng để thực hiện các việc khác ngoài mục đích ăn nhai. Ví dụ như: cắn, mở nắp chai, xé mác hay bao bì,.. Những hành động này có nguy cơ làm sứt mẻ, lung lay, nghiêm trọng hơn là gãy hoặc rơi răng sứ.
- Nói không với thuốc lá. Khói thuốc là một trong những tác nhân hàng đầu gây tình trạng ố vàng cùng các bệnh răng miệng khác
- Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm có màu như cà phê, nước ngọt, các loại sốt,.. để bảo vệ độ trắng sáng của răng
- Tránh ăn nhai những món quá dai và cứng. Đối với các loại trái cây như ổi, táo,.. nên cắt nhỏ để ăn thay vì cắn trực tiếp.
- Không nên sử dụng nhiều thức ăn có lượng axit, đường lớn. Đặc biệt, thức uống có gas sẽ làm răng bị tróc, mòn men nhanh chóng.
- Thường xuyên lấy cao răng để làm sạch, bảo vệ răng miệng khỏi vi khuẩn có hại
- Thăm khám răng bọc sứ định kỳ tại các bệnh viện, phòng khám uy tín để có phương pháp điều trị phù hợp nếu có vấn đề phát sinh
- Có hay không việc bọc răng sứ không cần mài?
- Nên và không nên thực hiện bọc răng sứ khi nào?
- Những điều bạn nên biết khi bọc răng sứ