Thứ năm, 06/07/2023, 13:35 (GMT+7)

Nên và không nên thực hiện bọc răng sứ khi nào?

Thanh Hoa (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Bọc răng sứ được xem là một trong những giải pháp để mang lại một nụ cười sáng, đẹp. Tuy nhiên, không phải cứ răng xấu là có thể tùy ý làm răng sứ để cải thiện.

Bài viết này thuộc series Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là giải pháp tối ưu nhằm tái tạo và cải thiện thẩm mỹ, chức năng cho răng.

Xem thêm

Trào lưu bọc răng sứ đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Nhiều người mong muốn có một hàm răng trắng sáng, đều tăm tắm đã không ngần ngại chi tiền để được đáp ứng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, có những trường hợp nên và không nên làm răng sứ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

boc-rang-su
Cần lưu ý trường hợp nên và không nên bọc răng sứ để tránh ảnh hưởng sức khỏe (Nguồn ảnh: Freepik)

Những trường hợp nên bọc răng sứ

  • Răng bị sâu

Khi điều trị răng bị sâu ở giai đoạn đầu, nhiều bác sĩ thường thực hiện trám để bảo vệ răng và tăng độ thẩm mĩ. Đặc biệt, với trường hợp đã lấy tủy cần phải bọc sứ để ngăn chặn tình trạng sâu răng. Bởi, những trường hợp này nếu không được can thiệp sớm sẽ dễ gây nhiễm trùng, viêm, hoại tử tủy cùng các biến chứng nguy hiểm khác.

Đối với răng sâu muốn bọc sứ cần lưu ý chân răng phải còn chắc và khỏe.

  • Răng chữa tủy

Răng khi trải qua quá trình chữa tủy thường rất yếu, dễ gãy. Bọc sứ lúc này sẽ hạn chế tình trạng viêm nhiễm, hư tổn của răng. 

  • Hình dáng răng không đẹp

Bọc răng sứ là phương pháp hiệu quả để cải thiện các trường hợp mọc lệch, không đồng đều. Trường hợp hô, móm không do xương hàm cũng có thể áp dụng biện pháp này. Đây là cách để mang lại tính thẩm mĩ cao mà vẫn tiết kiệm thời gian so với niềng răng. 

  • ng thưa, hở kẽ

Bọc sứ cho răng thưa, hở có thể che kín kẽ giữa các răng. Điều này không gây cản trở trong quá trình ăn uống cũng như thẩm mĩ. 

  • Răng tróc men, ố vàng nghiêm trọng

Những người bị tróc men, xỉn màu răng nghiêm trọng nên tham khảo bọc sứ để có hàm răng trắng sáng, đều màu hơn. 

  • Răng bị thiểu sản

Răng thiểu sản có 2 loại: bẩm sinh (răng nhỏ, dị dạng) và khiếm khuyết mắc phải (do nhiễm fluo, nhiễm sắc tetracycline,..). Trường hợp này khi bọc sứ sẽ giúp tăng cường hoạt động nhai, cắn song song cùng tính thẩm mĩ.

  • Răng bị mòn quá mức

Răng mòn đến từ nhiều nguyên nhân nhưng thông thường sẽ do acid (khi nôn, ợ chua). Bọc sứ có thể giúp phục hình, mang lại nụ cười tự tin cho người sở hữu. 

Những trường hợp không nên bọc răng sứ

Bọc sứ tuy mang lại nhiều lợi ích về thẩm mĩ, tuy nhiên không phải trường hợp răng xấu nào cũng có thể thực hiện được. Dưới đây là một số tình trạng mà các chuyên gia, bác sĩ cảnh báo không nên bọc răng sứ.

  • Khớp cắn sai lệch (hô, móm) do xương hàm

Khớp cắn sai lệch nhưng không do răng mà là xương hàm thì cải thiện bằng cách bọc sứ hoàn toàn không mang lại tác dụng. Đổi lại, bạn cần thực hiện phẫu thuật hàm để đưa khớp cắn về đúng vị trí.

  • Răng đặc biệt nhạy cảm

Nếu răng bạn quá nhạy cảm thì không nên bọc răng sứ, bởi cần phải mài đi răng thật trong lúc thực hiện. Nếu vẫn kiên định làm sẽ dễ gây tổn thương cấu trúc răng, khiến răng càng nhạy cảm hơn và khó ăn uống bình thường. 

  • Chân răng yếu, bị lung lay

Bọc sứ không phù hợp với răng có chân không còn chắc chắn, bị lung lay. Bởi khi trồng, việc mài cùi răng sẽ càng tăng độ yếu, khiến răng dễ bị gãy, rụng. 

  • Răng bị sâu nghiêm trọng, viêm lợi, nhiễm trùng nặng

Bọc sứ không thể thực hiện với các tình trạng sâu, viêm lợi và nhiễm trùng nặng. Do đó, nếu thuộc vào một trong các trường hợp này cần áp dụng nhổ bỏ hoặc trồng răng giả.

  • Răng đã gãy, vỡ

Răng còn chân nhưng đã bị gãy, vỡ do va chạm cũng không nên bọc sứ. Thực hiện trồng sứ trong trường hợp này sẽ làm giảm khả năng cắn, nhai của cả hàm. 

  • Có một số bệnh lý

Đối với người có nền bệnh lý như máu khó đông, động kinh hay tim mạch,.. thì đặc biệt không được thực hiện bọc sứ cho răng. Quá trình này cần gây tê, mài cùi răng, dễ chảy máu,.. nên sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người làm. 

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyến cáo những đối tượng bao gồm: phụ nữ có thai, trẻ dưới 17 tuổi cũng không nên bọc răng sứ.

Cùng chuyên mục