Thứ sáu, 07/07/2023, 16:38 (GMT+7)

Có hay không việc bọc răng sứ không cần mài?

Thanh Hoa (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Bọc răng sứ không mài, không xâm lấn nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mĩ. Thực hư của những lời quảng cáo này ra sao và liệu nó thực sự có thật?

Bài viết này thuộc series Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là giải pháp tối ưu nhằm tái tạo và cải thiện thẩm mỹ, chức năng cho răng.

Xem thêm

Bọc răng sứ là một trong những phương pháp thẩm mĩ mang lại nụ cười sáng, tự tin cho người sở hữu. Tuy nhiên, bọc sứ cũng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu vì cấu trúc răng bị thay đổi khi mài.

Hiểu được những nỗi lo của khách hàng, nhiều công nghệ, kỹ thuật mới được áp dụng với mục đích hạn chế những nhược điểm khi bọc răng sứ truyền thống. Nhiều phương pháp bọc, dán sứ mới ra đời với lời cam kết, quảng cáo "không mài, không xâm lấn". Vậy, có hay không việc bọc răng sứ không mài này? 

Chỉ là sự "thổi phồng"

Quy trình bọc răng sứ bao gồm các bước cơ bản từ thăm khám, mài răng, thiết kế mẫu và gắn mão sứ. Trong đó, việc mài nhỏ răng là điều bắt buộc phải thực hiện khi bọc sứ. Bởi, kỹ thuật này cần có các mão sứ dính, bọc ngoài những chiếc răng bị tổn thương cần phục hồi.

boc-rang-su-khong-mai
Việc mài nhỏ răng là điều bắt buộc phải thực hiện khi bọc sứ, dán sứ (Ảnh: Freepik)

Theo bác sĩ Đỗ Văn Cường, đại diện phòng khám Nha khoa Quốc tế Shine nhận định, những quảng cáo có cam kết "không mài, không xâm lấn" chỉ là sự "thổi phồng". Bởi bản chất của các phương pháp bọc hay dán sứ đều phải có những tác động lên bề mặt men răng thì mới thực hiện được. Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như răng gốc đều, trắng có thể không cần mài nhưng độ bền sẽ không cao, răng dễ bị hư hỏng.

Chỉ khi răng được mài với tỉ lệ chuẩn, đủ diện tích để khuôn sứ có thể dán khít vào mới đảm bảo được tính thẩm mĩ, không bị chênh lệch hay gây những biến chứng khác. Tùy theo trường hợp mà bác sĩ thực hiện sẽ cân nhắc để có độ mài ít hay nhiều cho phù hợp.

Thực tế, nếu có nhu cầu thay đổi diện mạo cho hàm răng nhưng vẫn đảm bảo ít tác động xấu nhất thì có thể lựa chọn phương pháp dán sứ veneer. Tuy nhiên, trước khi thực hiện cũng cần phải có những tìm hiểu và lưu ý sâu về kỹ thuật này.

Dán sứ veneer - Phương pháp hạn chế xâm lấn

Dán sứ veneer đang là một trong những phương pháp được ưa chuộng để phục hình khuyết điểm trên răng. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành chế tác một lớp sứ mỏng thích hợp với răng thật sau đó dán ốp lên ngoài bề mặt. Vật liệu để chế tác sứ dán có thể làm từ sứ hoặc composite nhựa. Lớp vỏ này giúp thay đổi màu sắc, hình dáng và thích thước của răng.

Một trong những đặc điểm lớn nhất của dán sứ là ít xâm lấn, không ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc răng. Trong quá trình thực hiện, răng sẽ được mài một lớp mỏng và không can thiệp sâu nên sẽ hạn chế gây hại đến tủy cùng các mô mềm. Đồng thời, màu sắc của mặt sứ sẽ được lựa chọn tự nhiên, đảm bảo giống nhất với màu răng thật của người làm.

Theo bác sĩ Cường, dán sứ veneer được chỉ định cho người có răng gốc không nhiều khuyết điểm, đều và không bị tối màu. Phương pháp này cần nhiều kỹ thuật khi thực hiện nên có giá thành cao hơn so với bọc sứ truyền thống.

Sau khi thực hiện bọc, dán sứ, cần lưu ý đến một số phương pháp chăm sóc răng miệng sau:

  • Thường xuyên vệ sinh bằng cách đánh răng, súc miệng,..
  • Sử dụng bàn chải lông mềm, tăm nước hoặc chỉ nha khoa để làm sạch
  • Nên ưu tiên thức ăn mềm, hạn chế những món quá cứng hoặc dẻo, dai
  • Không sử dụng những loại thực phẩm có độ bám dính cao và có chứa màu. Đặc biệt là các loại nước ngọt có ga, cà phê,..
  • Thường xuyên thăm khám răng định kỳ tại các cơ sở uy tín để có phác đồ điều trị phù hợp nếu có vấn đề phát sinh.
Cùng chuyên mục