Thứ tư, 17/05/2023, 19:00 (GMT+7)

Livestream có thực sự thu về con số tỷ đồng sau buổi phát sóng?

P.U (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Livestream đang được đánh giá là hình thức kinh doanh mang đến lợi nhuận cùng tương tác cao, phù hợp với nhiều thương hiệu và lan tỏa đến khách hàng.

Sự bùng nổ của mạng xã hội, đặc biệt là TikTok đã mang đến cơ hội mới cho nhiều thương hiệu, thông qua đa dạng hình thức khác nhau, trong đó có livestream. Không chỉ còn là những thước phim giao lưu trực tiếp với khán giả, livestream còn là nơi các thương hiệu kết hợp cùng những nhà sáng tạo nội dung, qua đó quảng bá và kinh doanh sản phẩm, mang về lợi nhuận sau mỗi phiên live 1-2 tiếng đồng hồ.

Livestream vì sao lại hot?

Livestream mang đến sức hút cho các nhà sáng tạo nội dung cũng như các thương hiệu đầu tiên đến từ chi phí. So sánh một buổi livestream với những chiến dịch tiếp thị, chắc chắn một buổi trực tiếp sẽ dễ dàng tiếp cận người dùng hơn, phổ biến rộng rãi hơn và chi phí rẻ hơn so với chiến dịch cần nhiều sự đầu tư. Nhiều người nổi tiếng hoặc thương hiệu nhỏ lẻ còn không tốn chi phí khi bắt đầu livestream nhờ những lợi thế “cây nhà lá vườn” mà họ có sẵn.

2

Bên cạnh đó, livestream là hình thức mang về khả năng mua sắm cao nhất, dựa trên hiệu ứng FOMO mà ai cũng gặp phải - hay được biết đến với tên gọi hiệu ứng sợ bỏ lỡ. Với một đơn hàng có giá gốc hàng trăm nghìn đồng, thông qua livestream, con số này được giảm xuống 2-3 lần, cùng với giới hạn về thời gian giảm giá cũng như số lượng giảm giá. Điều này đã đánh trúng vào tâm lý ham rẻ của người tiêu dùng và nhanh chóng chốt đơn.

Ngoài ra, hình thức này cũng là cách để các thương hiệu gia tăng khả năng tương tác trực tiếp với khách hàng, thay vì thông qua những dòng tin nhắn hoặc chiến dịch trên mạng xã hội. Nhiều xu hướng hay các câu nói mà giới trẻ yêu thích cũng đến từ livestream, khiến cho hình thức này càng thu hút sự chú ý hơn bao giờ hết.

Có thực sự sẽ kiếm được hàng tỷ đồng từ livestream?

Ngày nay, câu chuyện kiếm hàng trăm triệu đồng cho đến tỷ đồng từ livestream là điều khán giả nghe nhiều. Tuy nhiên, thực hư câu chuyện lại không hề dễ dàng đến thế.

Để có thể có được một buổi livestream chất lượng với các deal giảm sâu từ thương hiệu nổi tiếng, An Phương - một KOL ngàng thời trang, mỹ phẩm đã chia sẻ những ngày chuẩn bị khó khăn vất vả, và con số % lãi thu về lại chẳng đáng là bao. Cụ thể, các thể loại thuế sau mỗi buổi livestream sẽ dao động khoảng 35%, chi phí con người - là những người hỗ trợ trong buổi trực tiếp sẽ mất khoảng 3-5 triệu/buổi. Ngoài ra, những chi phí hậu cần như ăn uống, setup phòng, thuê đồ cũng sẽ mất khoảng 4 triệu/buổi. Đó còn chưa kể những phần quà tặng dành cho khách hàng cũng sẽ dao động 3-4 triệu, phần tiền chuẩn bị trang phục, makeup khi lên sóng.

Ban-hang-cung-Shopee-Live

Song song với câu chuyện chi phí, vấn đề về thời gian và sức khỏe cũng là mối lo ngại của những streamer. Một buổi livestream thông thường sẽ mất khoảng 2-3 tiếng/lần, với tần suất trung bình 2 ca/ngày - đó là dành cho các thương hiệu hoặc nhãn hàng nhỏ lẻ. Tuy nhiên, 2-3 tiếng lên sóng đó có thể mất đến 1 tuần để chuẩn bị kịch bản, nội dung, sản phẩm cũng như những hoạt động liên quan. Ngoài ra, các streamer cũng cần nói và thao tác tương tác liên tục với khán giả, dẫn đến tình trạng ảnh hưởng sức khỏe lâu dài.

live

Theo như chia sẻ của nhiều nhà sáng tạo nội dung, mỗi buổi livestream có thể sẽ kiếm được vài trăm triệu hay thậm chí 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, để đánh đổi được con số này là điều không hề dễ dàng, thậm chí nếu quy đổi thì số tiền lãi sẽ không quá nhiều như cư dân mạng đồn thổi. Chính vì thế, dù hot đến mấy nhưng không phải ai cũng có thể thành công với livestream.

Từ khóa:
Cùng chuyên mục