Quảng cáo sai lệch, KOL, KOC có phải chịu trách nhiệm?
Quảng cáo sai lệch theo tư liệu của nhà sản xuất, các KOL và KOC phải có trách nhiệm, An ninh Thủ đô thông tin về góp ý của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đối với Dự thảo Luật Quảng cáo (sửa đổi).
Hiện tại, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đang lấy ý kiến về Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Trong đó, Điều 15a của Dự thảo quy định về việc thực hiện hoạt động quảng cáo trên mạng có điểm đáng chú ý là việc quảng cáo sai lệch của người nổi tiếng, các KOL, KOC.
Điều 15a.4 Dự thảo quy định các cá nhân phải chịu trách nhiệm trực tiếp về nội dung quảng cáo liên quan đến tính năng, công dụng, tác dụng của sản phẩm.
Tuy nhiên, theo góp ý của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), quy định trên cần được xem xét lại, bởi theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, chủ thể phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội chỉ là đối tượng trung gian, giúp nhãn hàng truyền tải thông điệp đến với người tiêu dùng.
Cá nhân người nổi tiếng, KOL, KOC sử dụng tài liệu, thông tin mà thương hiệu cung cấp để sáng tạo nội dung quảng cáo gửi đến người tiêu dùng. Đối tượng này không có đủ năng lực và điều kiện để tự kiểm định độ chính xác từ thông tin được cung cấp (trừ một số trường hợp sản phẩm có thể được thử nghiệm đơn lẻ như sử dụng trực tiếp trên da của một người).
Lấy ví dụ đơn giản, một sản phẩm ô che nắng được quảng cáo có thể ngăn ngừa tia UV. Ở đây, đơn vị sản xuất mới là chủ thể có trách nhiệm đảm bảo nó đúng như lời quảng cáo. Những người tham gia quảng bá đến người tiêu dùng không có điều kiện để kiểm nghiệm nó nên không thể chịu trách nhiệm trong trường hợp, sản phẩm không thể chống UV.
Tuy vậy, nếu KOL, KOC có nội dung quảng cáo sai lệch, quảng cáo không đúng về tính năng, công dụng của sản phẩm và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thì lại là một trường hợp khác.
“Việc quy định trách nhiệm pháp lý của các cá nhân này là cần thiết, nhưng cần phải phân hóa trách nhiệm cụ thể giữa các chủ thể liên quan đến hoạt động quảng cáo” - VCCI trình bày quan điểm.
Bên cạnh đó, Liên đoàn cũng đề xuất phân hóa trách nhiệm của các bên liên quan trong hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội như sau:
-
Các nhãn hàng sẽ chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm (bao gồm cả công dụng, tính năng), đồng thời chịu trách nhiệm về nội dung, thông tin và tài liệu cung cấp cho KOL, KOC;
-
Các cá nhân quảng cáo có trách nhiệm phải đảm bảo sự phù hợp với nội dung đã được doanh nghiệp, nhãn hàng cung cấp.
Tương tự, đối với vấn đề minh bạch trong hoạt động quảng cáo, Điều 36a.3 Dự thảo yêu cầu người có tầm ảnh hưởng khi nêu cảm nhận phải có bằng chứng về việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
VCCI cũng đánh giá quy định này là chưa rõ ràng và bởi không có hướng dẫn cụ thể về bằng chứng. Chẳng hạn:
-
Như thế nào được coi là bằng chứng?
-
Cần lưu trữ tài liệu như thế nào để được coi là bằng chứng hợp lệ (ví như: cảm nhận đã dùng sản phẩm trong 30 ngày thì có cần ghi lại việc sử dụng mỗi ngày không)?
-
Những tài liệu nào phải đáp ứng các yếu tố nào để được coi là bằng chứng hợp lệ (có hiển thị thời gian rõ ràng, được quay bằng thiết bị chuyên dụng hay phải lưu trữ trong thời gian bao lâu…)?
VCCI cho rằng, có thể cơ quan soạn thảo muốn đưa ra quy định này nhằm ngăn ngừa tình trạng người nổi tiếng quảng cáo sai lệch, quảng cáo gian dối, như: nói đã dùng thử sản phẩm nhưng thực tế là không. Cơ quan cũng thừa nhận đây là vấn đề nhức nhối và cần phải có quy định xử lý nghiêm. Từ góc độ thị trường, điều quan trọng là đảm bảo minh bạch hóa, công khai các thông tin với người tiếp nhận quảng cáo.
Trong trường hợp này, VCCI cho rằng, nên quy định theo hướng yêu cầu người hoạt động quảng cáo cung cấp thông tin đầy đủ về quá trình sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ, có dùng thử sản phẩm hay không, ai là người sử dụng, thời gian và tần suất như thế nào…
“Việc cung cấp thông tin phải được gắn với nội dung quảng cáo (như ghi ở phần chú thích hoặc đính kèm đường link chứa tài liệu cung cấp thông tin). Quy định như vậy sẽ đảm bảo các KOL, KOC có trách nhiệm với phát ngôn và nội dung quảng cáo của mình, hạn chế tình trạng sai phạm. Thậm chí, họ sẽ tự cân nhắc lưu lại một số tư liệu để chứng minh cho phát ngôn của mình (trong trường hợp cơ quan quản lý hoặc tòa án có yêu cầu)” - VCCI kiến nghị.
- Sẽ hạn chế biểu diễn đối với nghệ sĩ vi phạm trong quảng cáo
- Chiến dịch quảng cáo ‘Không hẹn gặp lại’: Mọi thứ đều có thể chữa lành bằng sự tử tế và tình yêu thương
- ‘Lấy lòng’ khách hàng với 7 ý tưởng quảng cáo cảm xúc ‘có một không hai’
- Sẽ hạn chế biểu diễn đối với nghệ sĩ vi phạm trong quảng cáo
- Chiến dịch quảng cáo ‘Không hẹn gặp lại’: Mọi thứ đều có thể chữa lành bằng sự tử tế và tình yêu thương
- Quảng cáo dịch vụ 'Cậu bé Nga VIP', thẩm mỹ viện hoạt động 'chui' bị xử lý
- ‘Lấy lòng’ khách hàng với 7 ý tưởng quảng cáo cảm xúc ‘có một không hai’
- Chiến dịch quảng cáo ‘The Sound of Violence’ và tiếng la hét xé lòng của những đứa trẻ bị bạo hành
- 10 mẹo quảng cáo nhà hàng đảm bảo doanh số bùng nổ như vũ bão