‘Lấy lòng’ khách hàng với 7 ý tưởng quảng cáo cảm xúc ‘có một không hai’
Quảng cáo cảm xúc đánh mạnh vào tâm lý người xem, khiến họ cảm thấy ấn tượng, ghi nhớ và thôi thúc quyết định mua hàng từ họ.
‘Parisian Love’ - Google
‘Parisian Love’ được coi là một trong những quảng cáo mang tính biểu tượng nhất mọi thời đại, với hơn 8 triệu lượt xem chỉ riêng trên Youtube. Parisian Love mang lại niềm hạnh phúc bằng sự hoài niệm sâu sắc về những niềm vui trong cuộc sống.
Lấy ngữ cảnh chính là cửa sổ tìm kiếm Google, xuyên suốt video quảng cáo đều tập trung mô tả sức mạnh của bộ máy tìm kiếm này, khi mọi vấn đề đưa ra trên thanh công cụ đều cho câu trả lời.
Thước phim quảng cáo 53 giây đã “lướt” qua toàn bộ mọi khoảnh khắc đặc biệt trong cuộc sống, mang đến hình dung trọn vẹn cho người xem. Trên tất cả, câu nói đặc biệt đọng lại trong tâm trí người xem chính là “The best results don’t show up in a search engine, they show up in your life” (Tạm dịch: Kết quả tốt nhất không hiển thị trên 1 công cụ tìm kiếm, nó hiển thị ngay trong chính cuộc sống của chính bạn).
‘Two Brothers’ - Nintendo
Quảng cáo cảm xúc ‘Two Brothers’ của Nintendo sử dụng nỗi nhớ để kết nối tích cực, sâu sắc với người xem.
Câu chuyện bắt đầu với khung cảnh 2 anh em cùng gắn bó, chơi chung 1 trò chơi từ những ngày còn bé. Dần dần, khi lớn lên vào mỗi giai đoạn khác nhau, do có lịch trình, nơi ở và công việc khác nhau, họ trở nên xa cách dần. Và lúc này, chính sở thích chơi game ngày bé được kết nối lại qua Nintendo Switch, họ dần nhớ về nhau. Nintendo đã khai thác cảm xúc tích cực về tình yêu gia đình, sự hoài niệm tuổi thơ trong mỗi khán giả để lồng ghép quảng cáo sản phẩm mới của mình.
ASPCA - Sarah Mclarchlan
Không có niềm vui hay nỗi nhớ, quảng cáo ASPCA cổ điển của Sarah Mclarchlan chọn nỗi buồn để thu hút sự đồng cảm từ khán giả, khiến họ muốn giúp đỡ và hành động vì chính nghĩa.
Quảng cáo ASPCA lấy hình ảnh những chú chó, mèo trông buồn bã khi bị nhốt trong những chiếc lồng nhỏ, giao tiếp bằng mắt với máy ảnh. Video này được nhiều người đánh giá là gây ám ảnh, bởi khi nhìn vào đều thấy sự xót xa mà phải rơi nước mắt.
Chiến dịch quảng cáo này đã được chạy trong nhiều năm do hiệu quả mà nó mang lại. TVC đã quyên góp được hơn 30 triệu đô la cho ASPCA để cứu vô số loài động vật và tăng cường hoạt động từ thiện trong nhận thức của công chúng.
‘Thank You, Mom’ - Proctor & Gamble (P&G)
Năm 2016, Proctor & Gamble phát hành quảng cáo ‘Thank You, Mom’ cho Thế vận hội Rio. Nội dung của đoạn video là giới thiệu các vận động viên Olympic và những khoảnh khắc mà người mẹ đã giúp đỡ họ vượt qua thử thách như thế nào.
‘Thank You, Mom’ hiệu quả bởi chúng hướng đến đúng đối tượng là các bà mẹ vẫn chăm lo công việc nhà, ngay cả trong thời hiện đại. Điểm đặc biệt khiến video được yêu thích nhiều là nó không hề mang lại cảm giác khoa trương hay hạ thấp phẩm giá. Những cảm xúc được sử dụng trong quảng cáo này chủ yếu là tích cực và mang ý nghĩa sâu sắc.
Quảng cáo này của P&G là một ví dụ tuyệt vời về việc hiểu rõ khán giả của bạn và gợi lên những thứ có thể gây xúc động đặc biệt cho họ. Tất cả các bậc cha mẹ đều mơ ước con mình lớn lên và áp dụng những bài học mà chúng được dạy để thành công và P&G là một phiên bản của sự thành công đó.
'The World is Just Awesome' - Discovery
Hơn một thập kỷ trước, Discovery Channel đã tung ra một trong những quảng cáo mang tính biểu tượng nhất mọi thời đại - ‘The World is Just Awesome’. Video có sự góp mặt của nhiều người từ khắp nơi trên thế giới cùng lời bài hát hấp dẫn và một số gương mặt nổi tiếng trên mạng xã hội.
‘The World is Just Awesome’ tập trung vào những gì khán giả nên cảm nhận về thế giới và giới thiệu kênh Discovery như cách tốt nhất để tiếp tục cảm nhận điều đó. Đây là một ví dụ về việc ứng dụng quảng cáo cảm xúc: khi nói đến niềm vui, bạn liền nghĩ ngay đến một thương hiệu luôn gắn bó với điều này và ngược lại.
'Birds' - Extra gum
'Birds' của Extra là một ví dụ khác về một quảng cáo cảm xúc ấn tượng và có tác động sâu sắc. Một người cha đã tặng con gái mình những chú chim origami làm từ giấy gói kẹo cao su trong nhiều năm. Sau này, khi cô con gái lớn lên và đang chuẩn bị hành lý đến lớp đại học, người cha đã tìm thấy hộp đựng những chú chim đó mà cô đã giữ suốt thời gian qua.
Cảm xúc mà ‘Birds’ mang đến không nói về niềm vui từ những chiếc kẹo cao su mà là tầm quan trọng của tình yêu và sự kết nối.
Take Care of Yourself - Doc Morris
Take Care of Yourself cũng là một ví dụ về quảng cáo cảm xúc gây sốt trên internet. Quảng cáo này mô tả một người đàn ông lớn tuổi luôn tập tạ và trở nên khỏe hơn trong suốt thời gian qua. Ở đoạn cuối video, người này đã tập luyện chăm chỉ để khi cháu gái đến thăm vào lễ Giáng sinh năm sau, ông vẫn có thể bế cô bé lên.
Thông qua chiến dịch quảng cáo này, Doc Morris không chỉ nhằm mục đích bán các thiết bị chăm sóc sức khỏe, họ còn truyền tải rộng rãi về vai trò của mình trên thị trường. Thay vì quảng cáo lợi ích của thuốc, họ tập trung vào sức khỏe.
Bằng cách mở rộng phạm vi thương hiệu của mình, Doc Morris đã tạo ra một trong những quảng cáo có tác động mạnh mẽ nhất về mặt cảm xúc trong năm 2020.
- Chiến dịch quảng cáo ‘The Sound of Violence’ và tiếng la hét xé lòng của những đứa trẻ bị bạo hành
- 10 mẹo quảng cáo nhà hàng đảm bảo doanh số bùng nổ như vũ bão
- Giấc mơ phim ảnh không còn ‘ngớ ngẩn’ với chiến dịch 'Belong Anywhere'
- Chiến dịch quảng cáo ‘The Sound of Violence’ và tiếng la hét xé lòng của những đứa trẻ bị bạo hành
- 10 mẹo quảng cáo nhà hàng đảm bảo doanh số bùng nổ như vũ bão
- Meta mở rộng công cụ AI hỗ trợ tạo ảnh quảng cáo trong tích tắc
- 8 chiến dịch quảng cáo CGI ấn tượng nhất, giúp doanh số 'bùng nổ'
- Quảng cáo CGI và 5 lợi ích 'sống còn' với chiến lược tiếp thị
- Quảng cáo kênh tiếp thị trực tuyến: 4 chiến lược tăng trưởng