Học kinh tế ra làm gì? Mức lương có cao không?
Học kinh tế ra làm gì chắc hẳn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ đang có ý định thi vào trường kinh tế. Kinh tế hiện nay là một ngành học có tiềm năng bởi sự đa dạng trong lĩnh vực hoạt động cũng như nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực ngành này luôn cao.
Trong bài viết dưới đây, Tiếp thị và Gia đình sẽ giúp bạn giải đáp một số thắc mắc liên quan đến vấn đề “Học kinh tế ra làm gì?” nhé.
Học kinh tế ra làm gì?
Như đã giới thiệu ở đầu bài viết, kinh tế là một ngành rất rộng với nhiều lĩnh vực, ngành nghề kết hợp. Do đó, nếu bạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Học kinh tế ra làm gì” thì dưới đây chính là câu trả lời.
Kinh doanh, nghiên cứu thị trường
Nhân viên kinh doanh nghiên cứu thị trường là một trong những câu trả lời cho câu hỏi “Học kinh tế ra làm gì?”. Tại vị trí này, bạn đảm nhận nhiệm vụ thu thập, phân tích thông tin từ thị trường, đối thủ để có cơ sở đưa ra những quyết định kinh doanh, xây dựng kế hoạch, chiến lược nhằm thúc đẩy doanh số cho công ty.
Làm việc trong ngân hàng
Ngân hàng cũng là một lĩnh vực của khối ngành kinh tế. Đây là môi trường có nhiều tiềm năng phát triển và mức thu nhập cao. Nếu bạn chưa biết học kinh tế ra làm gì, bạn có thể vào ngân hàng và thử sức với một số vị trí như kiểm soát và hoạch định tài chính, phân tích dữ liệu và cố vấn, phân tích rủi ro…
Kế toán, kiểm toán
Giám sát và quản lý tình hình tài chính của tổ chức là vai trò quan trọng của kế toán, kiểm toán. Ở vị trí này đòi hỏi khả năng phân tích và tính toán chuyên nghiệp, nắm được những kiến thức về tin học cơ bản và có vốn kiến thức về tài chính. Mang trong mình những thế mạnh về khả năng phân tích những khối dữ liệu phức tạp, sinh viên ngành kinh tế có thể làm việc ở vị trí kế toán kiểm toán sau khi được đào tạo chuyên nghiệp.
Tư vấn tài chính, kinh tế
Để trở thành nhà tư vấn kinh tế, tài chính, bạn cần có kỹ năng phân tích và tính toán tốt, nhạy bén và quyết đoán cùng với những kiến thức chuyên môn vững vàng trong lĩnh vực này. Trong các doanh nghiệp, bạn có thể đảm nhận vai trò tư vấn và đưa ra biện pháp hữu ích để doanh nghiệp phát triển.
Phân tích dữ liệu, thẩm định rủi ro
Vốn kiến thức về kinh doanh và kinh tế sẽ giúp bạn bước chân vào ngành phân tích dữ liệu và thẩm định rủi ro. Bạn sẽ là người chịu trách nhiệm nghiên cứu về các rủi ro tài chính trong những trường hợp cụ thể. Từ đó phân tích, lập báo cáo và đưa ra các hướng giải quyết phù hợp.
Làm việc trong cơ quan nhà nước
Sau khi tốt nghiệp khối ngành kinh tế, bạn có thể lựa chọn làm việc tại các cơ quan nhà nước. Lựa chọn làm việc tại khu vực công dưới vai trò là người phân tích rủi ro, cố vấn tài chính, phân tích giá cả, hoạch định kinh tế là những đáp án phù hợp nếu bạn không biết học kinh tế ra làm gì trong cơ quan nhà nước.
Nghiên cứu, giảng dạy
Tham gia vào công tác nghiên cứu, giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng về lĩnh vực tài chính, kinh tế cũng là một câu trả lời của câu hỏi “Học kinh tế ra làm gì”?. Để đảm nhận được những vị trí này, sau khi tốt nghiệp Đại học, bạn cần học lên để nắm được những kiến thức chuyên ngành sâu rộng hơn.
Ngoài ra, sau khi tích lũy đủ kiến thức, kinh nghiệm, bạn có thể tự làm chủ, tự thành lập công ty và phát triển sự nghiệp của mình.
Học kinh tế cần có những tố chất gì?
Sau khi có được cho mình những đáp án về thắc mắc “Học kinh tế ra làm gì?”, bạn có quan tâm đến những yếu tố cần có để học tốt ngành kinh tế không. Hãy cùng theo dõi phần viết dưới đây và xem mình đã có được những tố chất nào nhé.
Đam mê học hỏi và nghiên cứu
Không riêng gì khối ngành kinh tế, khi học bất kỳ một ngành nghề nào, bạn cũng cần mang trong mình đam mê và sự yêu thích. Có đam mê, bạn mới có thể cảm thấy hào hứng trong, ra·học tập, trong công việc và sẵn sàng giải quyết mọi khó khăn khi đối đầu với những khó khăn. Bạn luôn sẵn sàng tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu để kịp thời bổ sung những kiến thức mới, nhanh chóng phát triển toàn diện.
Khả năng tổng hợp và xử lý thông tin
Nắm bắt và tổng hợp thông tin nhanh để kịp thời đưa ra những biện pháp, giải pháp hỗ trợ là một trong những tố chất quan trọng của sinh viên ngành kinh tế. Sự biến động của thị trường là rất lớn, nếu không kịp thời nắm bắt, cập nhật được xu thế, bạn sẽ không kịp thời phát hiện những rủi ro để ngăn chặn và bỏ qua những cơ hội để phát triển
Yêu thích số liệu
Phân tích số liệu giúp phản ánh thực trạng hiện tại và tìm ra rủi ro tiềm ẩn cũng như phát hiện các tiềm năng, cơ hội trong kinh doanh. Do đó, nếu quyết định lựa chọn môi trường kinh tế, bạn phải là người có sự yêu thích với các con số.
Khả năng giao tiếp, đàm phán
kinh doanh, bạn sẽ cần phải thuyết phục khách hàng tin vào sản phẩm, thuyết phục nhà đầu tư lựa chọn phương án của bạn. Khả năng diễn đạt gây ấn tượng và khả năng truyền đạt thông tin dễ hiểu, dễ thuyết phục sẽ mang lại cho bạn lợi thế rất nhiều.
Chịu áp lực tốt
Trong môi trường kinh doanh, bạn sẽ không tránh khỏi áp lực trước sự biến động liên tục của môi trường. Sự thay đổi của chiến lược và kế hoạch của doanh nghiệp dẫn đến bạn có thể đảm nhận nhiều việc hơn. Cùng với đó, sẽ có rất nhiều yếu tố trong công việc khiến bạn mệt mỏi và dễ nản lòng. Do đó, bạn cần rèn luyện cho bản thân khả năng chịu áp lực tốt để có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Khi gặp những rủi ro và khó khăn, bạn cũng cần biết cách tiến hành xử lý công việc một cách chủ động, độc lập, không bị phụ thuộc hay bị động vào bất kỳ yếu tố nào thì mới đảm bảo được công việc hoàn thành nhanh chóng, hiệu quả.
Học kinh tế ra làm trái ngành được không?
Có rất nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp các trường đại học đã làm công việc trái ngành. Sau khi nắm bắt được thông tin “Học kinh tế ra làm gì?”, chúng ta cùng tìm hiểu xem liệu “Học kinh tế ra có thể làm công việc trái ngành không?”
Học kinh tế có cơ hội làm việc rất nhiều ngành nghề trong nhiều lĩnh vực khác nhau, do đó, bạn có thể làm được công việc trái ngành, thậm chí bạn hoàn toàn có thể phát triển tốt với thu nhập khá mơ ước.
Sinh viên kinh tế thường có đầu óc linh hoạt, nhạy bén, am hiểu công nghệ, có kỹ năng giao tiếp tốt và trình độ ngoại ngữ tốt. Do đó, bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi sang một số lĩnh vực công việc khác như: Marketing, đối ngoại, đầu tư, thiết kế đồ họa, xuất nhập khẩu, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, quản trị du lịch và lữ hành, quản trị nhân lực.
Mức lương ngành kinh tế hiện nay
Sau vấn đề học kinh tế ra làm gì, chắc hẳn rất nhiều bạn sẽ quan tâm đến mức lương khi ra đi làm của sinh viên ngành kinh tế. Mức lương sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành kinh tế khá đa dạng.
- Với sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, mức lương trung bình từ 8 - 9 triệu đồng.
- Sau thời gian làm việc, tùy trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và vị trí làm việc mà mức lương có thể giao động từ 12 - 18 triệu đồng.
- Sau khi tích lũy được kinh nghiệm và tiến lên được những vị trí quản lý cấp cao, thu nhập hàng tháng sẽ rơi vào 30-50 triệu đồng hoặc không giới hạn.
Ngoài ra, mỗi tổ chức, doanh nghiệp sẽ có những chế độ thưởng, đãi ngộ khác nhau như khóa học nâng cao, du lịch nghỉ dưỡng… Kinh tế là ngành có cơ hội việc làm đa dạng, rộng mở. Chỉ cần bạn không ngừng nỗ lực học tập mỗi ngày, không chỉ chuyên môn mà cả ngoại ngữ, chắc chắn bạn sẽ có cơ hội thăng tiến nhanh.
Hy vọng rằng sau khi đọc bài viết, bạn đã có câu trả lời của mình cho những vấn đề thắc mắc về học kinh tế ra làm gì, cụ thể mức lương và có làm được trái ngành không. Việc lựa chọn ngành nghề phù hợp ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của bạn. Do đó, bạn cần tìm hiểu và suy nghĩ thấu đáo để có được những lựa chọn tốt nhất cho tương lai của mình. Đừng quên theo dõi chuyên mục Chọn nghề - chọn trường của chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất về nghề nghiệp phù hợp với bạn.