Thứ sáu, 29/12/2023, 15:31 (GMT+7)

Doanh nhân Trần Đông Phương và mô hình hướng nghiệp táo bạo: “Đi làm trước – chọn nghề sau”

Cho học sinh thực hiện một dự án cụ thể mà doanh nghiệp quốc tế đang làm là cách nữ doanh nhân Trần Đông Phương giúp học sinh chọn đúng nghề. Mô hình này gần như là kiểu hướng nghiệp đầu tiên trên thế giới.

Học logistics ra làm marketing…

Một buổi sáng 5 năm trước, bà Trần Đông Phương cảm thấy bối rối khi phỏng vấn nhân sự vị trí marketing cho công ty riêng. Người ứng tuyển học chuyên ngành logistics nhưng sau khi ra trường, đã đi làm khá lâu với vai trò nhân viên marketing cho một vài công ty. Dù vẫn nhận người này vào làm nhưng bà vẫn không thôi ám ảnh về chuyện làm trái ngành của nhiều sinh viên sau tốt nghiệp.

Đem chuyện này đi hỏi một số đối tác nước ngoài, bà được biết tình trạng này không hiếm. Vì gánh nặng cơm áo gạo tiền, nhiều người phải tạm gác lại hoài bão lúc trẻ để tìm kiếm đồng lương trước mắt. Không những vậy, một số nhân viên của đối tác là du học sinh tốt nghiệp về nước, cũng làm trái ngành. Đáng chú ý là các kỹ năng quan trọng giúp xử lý công việc, không có nhiều người đáp ứng được.

Tại Việt Nam, theo thống kê của các cơ quan quản lý giáo dục, đến giữa năm 2023, tỉ lệ sinh viên làm trái ngành sau khi ra trường là khoảng 60%. Một số ngành còn cao hơn, gần 70%, như các ngành nông lâm hay thú y. Các chuyên gia nhìn nhận rằng, nguyên nhân một phần đến từ thực trạng con cái chọn ngành theo nguyện vọng của cha mẹ. Ngoài ra, có rất ít chương trình hướng nghiệp đầy đủ cho học sinh. Các ngày hội hướng nghiệp hiện nay chỉ mới dừng ở mức giới thiệu công việc về lý thuyết và chỉ diễn ra trong 1-2 ngày.

Bà Phương cho biết, các quốc gia phát triển trên thế giới rất chú trọng chương trình hướng nghiệp cho học sinh. Chẳng hạn tại Mỹ, từ lớp 5, học sinh sẽ làm một bản tìm hiểu chi tiết (mức lương bao nhiêu, cần học bao lâu thì có thể làm việc…) về nghề nghiệp yêu thích để làm quen dần. Lên cấp 2 và cấp 3, học sinh sẽ được tìm hiểu nghề nghiệp kỹ hơn. Trong trường cấp ba thường xuyên có những ngày hội hướng nghiệp và chuyến thăm của các trường đại học, thậm chí cả quân đội dành cho những bạn muốn theo nghiệp quân ngũ.

JM
Hướng nghiệp sớm giúp các em học sinh có đủ hiểu biết và động lực để theo đuổi công việc mơ ước.

Đặc biệt, hệ thống cố vấn học đường Mỹ (ASCA) làm nhiệm vụ tư vấn toàn diện cho học sinh. Các nhà tư vấn này (counsellor) sẽ tư vấn cho học sinh ở ba lĩnh vực gồm học tập, nghề nghiệp và phát triển xã hội/cảm xúc để học sinh thành công ngay khi đang học và trong cuộc sống sau đó. Ngoài ra, các câu lạc bộ giả định công việc thực tế do các trường tổ chức, là cơ hội để học sinh hiểu rõ mình phù hợp với ngành nghề nào. Chẳng hạn như câu lạc bộ Mock Trial với phiên tòa giả định dành cho các học sinh yêu thích ngành luật. Khi tham gia, học sinh được hướng dẫn cách phân tích vụ án, đóng vai luật sư hoặc nhân chứng.

Học sinh ở Mỹ có cơ hội tiếp xúc với nghề nghiệp từ sớm, giúp các em có đủ hiểu biết và động lực để theo đuổi công việc mơ ước. Do đó, có đến 50% học sinh trung học Mỹ chọn trường nghề - theo đuổi công việc họ yêu thích chứ không vào đại học.

Nhằm hiện thực hóa tham vọng giúp học sinh chọn đúng nghề yêu thích và giảm tình trạng làm trái ngành, Công ty Juvenis Maxime đã ra đời. Các khóa học đặc biệt của Juvenis Maxime hướng đến mục tiêu tạo ra môi trường trải nghiệm công việc thực tế, giúp học sinh tự tin lựa chọn nghề mình thích, hoặc chọn nghề khác nếu thấy chưa đủ say mê.  

Đi làm trước, chọn nghề sau

Với định hướng giúp học sinh làm việc trong môi trường quốc tế, CEO Trần Đông Phương đã xây dựng các tiêu chuẩn của khóa học hướng nghiệp phù hợp với môi trường toàn cầu.

Khóa học hướng nghiệp được xem là nơi làm việc thực tế của học sinh. Theo đó, mỗi học sinh sẽ tự mình thực hiện một dự án cụ thể, được hướng dẫn trực tiếp bởi một người thầy nước ngoài (mentor). Dự án này chính là công việc cụ thể ở công ty mà mentor này đang công tác. Chẳng hạn, học sinh sẽ tự thiết kế một dự án quản lý mạng internet nội bộ hoặc kế hoạch quản lý tài chính cho công ty. Sẽ có nhiều dự án khác nhau để học sinh lựa chọn.

Bà Phương chia sẻ, đây là chương trình trải nghiệm chứ không phải kì thi, do đó học sinh được hướng dẫn chi tiết cách làm. Trong suốt thời gian trải nghiệm 8 tuần, bất cứ khi nào học sinh thấy chưa đủ say mê và muốn dừng lại thì sẽ được tư vấn chuyển sang dự án khác. “8 tuần đủ để các bạn hiểu được công việc, cọ xát đủ nhiều với một dự án nhỏ và nhận ra mình có phù hợp hay không. Đây là cơ sở giúp các bạn thêm tự tin để chọn nghề phù hợp với năng lực riêng”, CEO này lý giải.

JM
"Trải nghiệm công việc thực tế giúp học sinh tự tin chọn nghề phù hợp với năng lực riêng", bà Trần Đông Phương nói.

Để quá trình trải nghiệm không sa đà vào lý thuyết, bên cạnh dự án là công việc thực tế, Juvenis Maxime cũng chọn lựa mentor là những quản lý cấp cao hoặc người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. Các mentor này là những chuyên gia đến từ nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Úc… được tuyển lựa qua nhiều vòng phỏng vấn. Theo đó, chương trình hướng nghiệp táo bạo này cũng được triển khai bằng tiếng Anh hoàn toàn.

Trong suốt 8 tuần triển khai dự án, để tăng thêm tính trải nghiệm, bà Phương cho biết học sinh sẽ có một tuần đi tham quan trực tiếp môi trường làm việc của công ty mà mình thực hiện dự án. Nếu chưa thuận tiện, học sinh sẽ được tham quan các công ty tương tự ở trong nước.

Theo Tiến sĩ Trịnh Đoàn Tuấn Linh – Đại học Công nghiệp TP.HCM, mô hình này hoàn toàn mới trên thế giới. “Tôi từng hợp tác với một vài doanh nghiệp quốc tế có mảng kinh doanh về hướng nghiệp, nhưng họ chỉ mới dừng ở mức độ tư vấn và giới thiệu. Tại Việt Nam, các chương trình hướng nghiệp cũng chưa đủ sâu”, ông nói.

Về dài hạn, TS Linh cho rằng, Juvenis Maxime nên đa dạng dự án trải nghiệm. Bởi một ngành nghề có rất nhiều công việc cụ thể. Nếu chỉ tham gia một dự án nhỏ sẽ khó giúp học sinh hiểu hết về nghề. Dù sao, ông cũng cho rằng, mô hình này khá thích hợp để giúp các bạn học sinh cấp 2 định vị được bản thân và chọn đúng nghề trong tương lai. 

Từ khóa:
Cùng chuyên mục