Hàng giả tràn lan trên các kênh bán trực tuyến, mạng xã hội
Được xếp vào nhóm quốc gia có nền có nền kinh tế số phát triển nhanh nhất trong khu vực ASEAN, song vấn đề hàng giả trên các kênh bán trực tuyến, mạng xã hội vẫn là vấn đề nhức nhối của thị trường Việt Nam.
Thực tế cho thấy, thương mại điện tử khu vực ASEAN trong những năm qua liên tục tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Báo cáo tại Hội thảo “Thực thi về chiến lược chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trực tuyến và ngoại tuyến” cho biết, doanh số bán lẻ và thương mại điện tử tại Đông Nam Á đạt 124 tỷ USD vào năm 2023, dự kiến sẽ đạt 139 tỷ USD vào năm 2024 và tiếp tục tăng trưởng cho đến năm 2026 (đạt 162 tỷ USD).
Trong đó, Việt Nam được coi là một trong những quốc gia có nền kinh tế số phát triển nhanh nhất trong khu vực ASEAN. Cụ thể, thương mại điện tử Việt Nam đã tăng từ 11 tỷ USD vào năm 2021 lên 16 tỷ USD vào năm 2023 và dự báo năm 2025 sẽ đạt 24 tỷ USD. Ngoài ra, giá trị thị trường thương mại điện tử Việt Nam cũng được dự báo sẽ đạt 60 tỷ USD vào năm 2030, đứng thứ hai chỉ sau Indonesia (160 tỷ USD), ngang bằng Thái Lan và Philippines.
Các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chiếm 70% doanh số bán lẻ trực tuyến trên toàn quốc với tổng doanh thu 1,75 tỷ USD tại Hà Nội và 2,3 tỷ USD tại TP. Hồ Chí Minh.
Cùng với các sàn thương mại điện tử, loại hình thương mại kết hợp mạng xã hội tại Việt Nam dự kiến cũng sẽ tăng trưởng 38,8% hàng năm và đạt 4,53 tỷ USD vào năm 2024.
Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn là vấn đề đáng lo ngại trên các kênh bán hàng trực tuyến.
Kết quả khảo sát của WIPO với 1000 người tại mỗi quốc gia khu vực ASEAN cho thấy, có tới 88% người tiêu dùng đã nhìn thấy hàng giả trên thị trường. Bên cạnh đó có tới 70% người tiêu dùng đã mua phải hàng giả. Đặc biệt cứ 4 người tiêu dùng thì có 1 người biết hàng đó không phải là hàng chính hãng.
Theo các chuyên gia, thực trạng này diễn ra trên các sàn thương mại điện tử là do việc kiểm soát hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ qua biên giới chưa được hiệu quả. Cùng với đó là sự phát triển phức tạp của thương mại xã hội, live streaming và việc áp dụng AI/ thực tế ảo gây khó khăn trong việc xác định người bán hàng giả trực tuyến… Đáng nói, vấn đề hàng giả gia tăng không chỉ trên các sàn thương mại điện tử truyền thống mà còn trên các sàn thương mại điện tử kết hợp mạng xã hội như TikTok và Facebook.
Để ngăn chặn nạn hàng giả, hàng nhái trên nền tảng thương mại điện tử, đòi hỏi sự hợp tác giữa các bên, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chức năng để xử lý, bảo vệ hệ sinh thái nền thương mại điện tử. Trên cơ sở đó xây dựng được niềm tin cho thương mại điện tử, giải quyết các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ cả trên môi trường trực tuyến cũng như ngoại tuyến ở Việt Nam và khu vực...
- Lazada thổi bùng cuộc chiến về giá giữa các sàn TMĐT Đông Nam Á
- GoTo đạt cột mốc kinh doanh quan trọng sau khi bỏ sàn TMĐT Tokopedia
- TikTok đầu tư 1,5 tỷ USD vào GoTo để có thể tiếp tục kinh doanh TMĐT tại Indonesia
- 3 bộ đôi thiết bị cần thiết cho ngôi nhà của bạn
- Giá xăng trong nước ngày mai có thể tăng lần thứ hai liên tiếp
- Tỷ giá USD tự do quay đầu giảm mạnh
- Không vệ sinh sạch sẽ bình đựng nước gây hại thế nào?
- Từ ngày 15/5, giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng một lần
- Miền Bắc sáng sương mù, trưa chiều nhiệt tăng mạnh