Thứ bảy, 23/09/2023, 08:09 (GMT+7)

Đồ ăn nóng và đồ ăn lạnh có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Nhiệt độ của đồ ăn cũng quyết định sự ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng lên cơ thể. Vậy nên ăn đồ ăn nóng hay đồ ăn lạnh?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, đồ ăn nóng hay đồ ăn lạnh đều có những mặt lợi và hại khác nhau cho cơ thể của chúng ta.

1. Đồ ăn nóng

Ích lợi của đồ ăn nóng

Nhiều chất dinh dưỡng hơn

Thức ăn ấm nóng được tiêu hóa dễ dàng hơn nên chất dinh dưỡng được cơ thể hấp thụ cũng nhanh hơn. Một số loại rau như cà chua được nấu chín thì lượng lycopene sẽ tăng lên, tốt hơn cho cơ thể. Các loại ngũ cốc nóng như yến mạch rất giàu chất xơ và không có đường như ngũ cốc lạnh.

No lâu hơn

Các chất dinh dưỡng được giải phóng trong thức ăn làm nó ngon hơn rất nhiều. Điều này khiến cơ thể có cảm giác hài lòng hơn khi ăn món nóng. Ăn đồ nóng khiến tốc độ tiêu thụ món ăn giảm xuống. Việc ăn chậm làm não nhận được tín hiệu rằng bạn đang bắt đầu no và ngăn chặn cảm giác thèm ăn lâu hơn.

do an Tiepthigiadinh H1
Đồ ăn ấm nóng tốt cho tiêu hóa và giúp no lâu hơn

Tốt cho dạ dày

Nhiệt độ cao diệt được nhiều vi khuẩn gây hại. Cơ thể an toàn hơn khi hấp thụ thức ăn ấm nóng, sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh.

Tác hại khi ăn đồ ăn nóng

Ăn đồ quá nóng hay quá cay trong thời gian dài có thể gây ung thư đường ruột. Khi nhiệt độ của thức ăn lên tới khoảng 70-80 độ C, đặc biệt là khi chúng ta uống trà, nhiệt độ này có thể lên tới 90 độ C, gây tổn thương nặng nề cho đường ruột, lâu dần có thể dẫn đến ung thư.

Một số loại rau và trái cây khi nấu chín hoặc quá kỹ sữ khiến các vitamin bị tan ra. Vì vậy, với rau trái, càng nấu ít càng tốt.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người thích uống trà nóng hơn 60 độ C và uống nhiều hơn hai cốc lớn mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn 90%.

2. Đồ ăn lạnh

Ích lợi của đồ ăn lạnh

Tiêu thụ nhiều calo hơn

Các nhà nghiên cứu Amanda Pruski Yamim, Robert Mai và Carolina Werle thuộc trường Grenoble Ecole de Management (Trường kinh doanh sau đại học của Pháp) công bố một nghiên cứu trên tạp chí học thuật quốc tế Journal of Consumer Research vào tháng 7/2021. Nghiên cứu được thực hiện trên hơn 2.600 người trưởng thành Pháp, Mỹ và Brazil ở mọi lứa tuổi. Kết quả cho thấy, người ăn đồ ăn lạnh hấp thụ calo nhiều hơn 31%, 37% chất béo và hơn 22% carbohydrate so với người ăn thức ăn nóng. Nhưng người cần tăng cân nên ăn đồ ăn mát lạnh nhiều hơn.

Nước lạnh hấp thụ nhanh hơn nước nóng

do an Tiepthigiadinh H2
Uống nước mát lạnh dễ hấp thụ hơn

Theo chuyên gia dinh dưỡng Nicole Senior, nước lạnh thải ra khỏi dạ dày nhanh hơn nên được hấp thụ tốt hơn so với khi nóng. Nước lạnh cũng giúp tăng sức bền cho người tập luyện hằng ngày hoặc thường xuyên. Nhiệt độ nước lý tưởng để uống là 16 độ C. Tuy nhiên, cần cẩn trọng và cân nhắc khi uống nước lạnh nếu mắc bệnh lý ảnh hưởng thực quản.

Tác hại khi ăn đồ ăn quá lạnh

Việc ăn các thực phẩm đông lạnh như kem, đá, thực phẩm nguội như cơm canh, thức ăn nguội… là thói quen gây hại sức khỏe vô cùng đáng sợ. Đồ ăn lạnh còn khiến làn da xám xịt, ảnh hưởng vô cùng lớn đến dung nhan của người phụ nữ.

Ăn quá nhiều đồ ăn lạnh khiến các tạng phủ trong cơ thể dễ dàng bị nhiễm lạnh, hưởng đến công năng của tạng phủ mà gây ra nhiều bệnh. Các bệnh thường gặp do ăn nhiều đồ ăn lạnh là đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, thường có các triệu chứng như đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, đại tiện lỏng nát…

Như vậy, ăn đồ ăn nóng hay đồ ăn lạnh đều mang đến những lợi ích và tác hại nhất định cho cơ thể. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, nhiệt độ phù hợp của thức ăn chính là không quá nóng hoặc không quá lạnh. Đồng thời, khi uống nước, chúng ta cũng cần phải chú ý tới nhiệt độ, độ ấm của nước trong khoảng từ 18-45 độ C là phù hợp.

Cùng chuyên mục