Tiếp Thị Gia Đình

Thứ hai, 29/07/2024, 06:10 (GMT+7)

Đi du lịch Mũi Né, gần 50 du khách nhập viện nghi ngờ ngộ độc thực phẩm, hướng dẫn sơ cứu ban đầu khi bị ngộ độc

Đoàn du khách 48 người nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm của Công ty Hòn Gai Tour. Đoàn khách này có chuyến du lịch và lưu trú tại một resort ở Mũi Né (Phan Thiết) từ trưa ngày 26-28/7.

Chiều 28/7, Sở Y tế Bình Thuận đã có báo cáo nhanh đến UBND tỉnh về trường hợp nghi ngờ ngộ độc thực phẩm khiến 48 du khách phải nhập viện điều trị.

Theo đó, lúc 19 giờ ngày 27/7, Sở Y tế nhận thông tin có ca nghi ngờ ngộ độc thực phẩm đang điều trị tại Bệnh viện An Phước (Phan Thiết).

Qua xác minh ban đầu, đoàn khách của Công ty Hòn Gai Tour (182 người) có chuyến du lịch và lưu trú tại Resort Sailing Bay Mũi Né (107 đường Hồ Xuân Hương, Mũi Né, Phan Thiết) từ trưa ngày 26/7 đến trưa ngày 28/7/2024.

Đoàn ăn chiều tối ngày 26/7 lúc 18 giờ 30 phút tại nhà hàng Cánh Buồm Vàng. Sáng 27/7, ăn buffet lúc 6 giờ 30 phút tại Resort Sailing Bay Mũi Né, đến trưa cùng ngày có 176 người cũng ăn trưa tại resort này vào lúc 11 giờ 30.

Ca nhập viện đầu tiên tại bệnh viện An Phước vào lúc 15 giờ 5 phút ngày 27/7, với triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nhiều lần, nôn. Đến 9 giờ 30 phút ngày 28/7 có tổng số 48 người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm.

Screenshot (63)
Resort Sailing Bay Mũi Né.

Một số trường hợp nhập viện với triệu chứng nhẹ, sau khi điều trị đã xuất viện. Đến 13 giờ 30 ngày 28/7 đã xuất viện tổng cộng 43 người, sức khỏe ổn định.

Sở Y tế Bình Thuận đã tổ chức 3 đoàn làm việc để điều tra, xử lý vụ việc trên, bao gồm: 1 đoàn điều tra các ca nghi ngờ ngộ độc nằm tại bệnh viện, 1 đoàn điều tra, lấy mẫu thức ăn lưu và 1 đoàn thanh tra về an toàn thực phẩm để làm việc tại các cơ sở có liên quan.

Theo Sở Y tế Bình Thuận, Đoàn điều tra lấy mẫu đã tiến hành làm việc tại resort và thu thập tổng cộng 26 mẫu thức ăn lưu của bữa ăn sáng lúc 6 giờ 30 phút (buffet) và bữa ăn trưa 27/7 để kiểm nghiệm, đánh giá các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm.

Screenshot (61)
Du khách điều trị tại bệnh viện

Đoàn điều tra lấy mẫu cũng đã tiến hành làm việc với nhà hàng tại khu vực Mũi Né và ghi nhận không còn mẫu lưu của bữa ăn chiều lúc 18 giờ 30 phút ngày 26/7; do nhà hàng đã hủy mẫu lưu từ lúc 18 giờ 30 phút ngày 27/7 (việc hủy mẫu này là đúng quy định do quá 24 giờ lưu mẫu).

Đoàn thanh tra an toàn thực phẩm do Thanh tra Sở Y tế chủ trì đã tiến hành làm việc tại 2 đơn vị có du khách trong đoàn nghi bị ngộ độc để thanh tra, kiểm tra về các điều kiện an toàn thực phẩm.

Sở Y tế Bình Thuận cho biết sẽ có thông báo cụ thể vụ việc sau khi tổng hợp kết quả điều tra; kết quả kiểm nghiệm các mẫu thức ăn lưu; quá trình thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm tại các cơ sở có liên quan.

Lưu ý quan trọng trong sơ cứu ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm (dân gian gọi là trúng thực) là bệnh do ăn phải thực phẩm nhiễm độc. Quá trình nhiễm độc chất của thức ăn có thể  xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào từ quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng thực phẩm. Thức ăn có thể nhiễm độc từ các nguồn khác nhau, bao gồm: Ô nhiễm nước, đất hoặc không khí, cũng như việc bảo quản và chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là do vi sinh vật gây bệnh có trong thức ăn như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng (hoặc độc tố của chúng). Theo thống kê, nguyên nhân chủ yếu do vi sinh vật (chiếm 38,7%), độc tố tự nhiên (28,4%), hóa chất (4,2%),… và các nguyên nhân khác. Trong đó, ngộ độc thực phẩm do hóa chất gây ra có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính hoặc các bệnh lý diễn tiến trong thời gian dài như ung thư.

Tình trạng ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra trong vài giờ hoặc vài ngày sau khi ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm. Những triệu chứng này thường không đặc hiệu, có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gặp bao gồm: Tiêu chảy; Buồn nôn hoặc nôn ói; Đau bụng; Sốt.

Ngộ độc Botulism (gây ra bởi vi khuẩn Clostridium botulinum Botulism) là một dạng ngộ độc thực phẩm có thể gây liệt, thậm chí dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời do độc tố Botulinum tấn công vào hệ thần kinh. Độc tố này thường được tìm thấy nhiều trong mật ong, thực phẩm không được bảo quản đúng cách (đóng hộp tại nhà) và thịt hun khói.

Những biểu hiện gây ra bởi tình trạng ngộ độc này:

Triệu chứng điển hình nhất là khó vận động cả hai bên mặt, xuống cổ và sau đó đến các phần còn lại của cơ thể. Các triệu chứng ở giai đoạn sớm có thể gặp bao gồm nhìn đôi hoặc nhìn mờ, sụp mí mắt, khó nuốt, nói đớt, khó thể. Một số triệu chứng không đặc hiệu khác như nôn ói, tiêu chảy, đau bụng ngộ độc thực phẩm .

Thông thường, những bệnh phát sinh do thực phẩm thường tự khỏi trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, nếu thấy xuất hiện những biểu hiện bất thường như suy hô hấp, rối loạn ý thức, co giật, không thể gây nôn,… cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để thực hiện các bước xử lý cần thiết.

Đặc biệt, khi thấy những triệu chứng diễn ra lâu ngày như rối loạn tiêu hóa kèo dài lâu hơn 2-3 ngày; đi ngoài ra máu; tiêu ra máu trong vòng 24 giờ; nghi ngờ ngộ độc botulism,… cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Các bước sơ cứu ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra với bất cứ ai ngay sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Do đó, cần trang bị cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm để có thể nhanh chóng giúp đỡ bản thân hoặc ai đó khi không may gặp phải tình trạng này. Các cách sơ cứu khi bị ngộ độc thức ăn có thể bao gồm:

  • Gây nôn
  • Cho người bệnh nghỉ ngơi và uống nhiều nước
  • Uống Oresol
  • Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp
  • Theo dõi nhịp tim
  • Đưa đến cơ sở y tế
Cùng chuyên mục