Thứ hai, 14/08/2023, 09:15 (GMT+7)

Đi chợ chọn tôm, nếu thấy những dấu hiệu này rẻ mấy cũng không nên mua

Tôm là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhiều gia đình yêu thích, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chọn tôm ngon, không hóa chất.

Ngoài việc có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, tôm còn giàu chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Tuy nhiên để chọn được tôm ngon thì không phải là điều dễ dàng. Nếu không để ý thì rất dễ chọn nhầm tôm không tươi, vừa hại thân lại vừa mất tiền. Nếu đi mua tôm mà thấy những dấu hiệu sau đây thì tôm có rẻ đến mấy cũng không nên mua.

Không nên mua những loại tôm có dấu hiệu nào?

Tôm bị xòe đuôi

Theo Đời sống & Pháp luật, những con tôm bị bơm tạp chất thường xòe đuôi trong khi tôm sạch thường cúp đuôi xuống. Mình tôm bơm tạp chất thường mập, căng bất thường, mập đến nỗi các đốt trên thân tôm gần như bị giãn ra, nhất là đốt nối giữa đầu và thân.

Tôm bơm tạp chất khi nấu lên sẽ bị chảy nhiều nước, thịt tôm teo lại, khi ăn thịt bở, vị nhạt hơn so với bình thường. Tôm bị bơm thạch khi nấu chín, bóc vỏ sẽ dễ dàng thấy lớp rau câu nằm giữa lớp thịt và vỏ tôm, nhất là ở phần đầu, dưới mang.

tom-co-nhung-dau-hieu-sau-day-re-den-may-cung-khong-nen-mua-1
Tôm bơm tạp chất khi nấu lên sẽ bị chảy nhiều nước, thịt tôm teo lại. Ảnh: Đời sống & Pháp luật

Màu sắc tôm khác thường

Một trong những yếu tố quan trọng để bạn chọn được tôm tươi ngon chính là màu sắc. Theo Emdep.v, từng loại tôm khác nhau lại có màu sắc khác nhau. Ví dụ khi chọn tôm sú, tôm sắt, không chọn loại có vỏ đã chuyển sang màu hồng hoặc hồng đậm vì đó là tôm đã bị ươn. Còn nếu là tôm he bạn hãy chọn những con có vỏ màu hồng trắng, mắt xanh đen vì đó mới là tôm tươi. 

Vỏ tôm bị mềm, dính, chảy nhớt

Dấu hiệu thứ 2, bạn không nên mua những con tôm có vỏ bị mềm, dính hay chảy nhớt. Vì những những con tôm còn tươi sẽ có dáng duỗi thẳng hoặc hơi cong, còn những con hỏng, đã bị ươn sẽ uốn cong thành hình tròn mà không thể duỗi thẳng. 

0004-070026876

Để kiểm tra, bạn nên dùng ngón tay ấn lên phần vỏ và di chuyển ngón tay vài lần từ trước ra sau. Nếu thấy vỏ tôm cứng thì đó là tôm còn tươi. Còn nếu bạn thấy phần vỏ hơi mềm, dính, kèm theo mùi tanh nồng thì chính xác đó là tôm không còn tươi ngon nữa.

Khớp thân tôm rộng

Để kiểm tra độ tươi của tôm, đặc biệt là đối với các loại tôm to, bạn hãy đưa tôm ra ánh sáng và kéo dài con tôm, sau đó quan sát độ rộng giữa các khớp trên lớp vỏ và thịt tôm. Nếu phần khớp này rộng chứng tỏ tôm không còn tươi do để quá lâu hoặc để trong tủ đông trong thời gian dài, còn khớp tôm càng hẹp thì tôm càng tươi.

Cách bảo quản tôm tươi ngon

Theo Đời sống & Pháp luật, có một số cách để bảo quản tôm cả tháng vẫn tươi ngon. Cụ thể:

Trước tiên, bạn hãy rửa sạch tôm với muối, cắt bỏ phần râu ria của tôm, sau đó để ráo nước hẳn. Tiếp theo, chia nhỏ ra lượng đủ dùng cho mỗi bữa ăn, tránh rã đông rồi cấp đông nhiều lần sẽ làm hỏng tôm và ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng của chúng.

bao-quan-tom-theo-3-cach-nay-du-co-de-tu-lanh-lau-van-tuoi-ngot-nhu-moi-202201271528399170

Cấp đông với nước: Cho tôm vào hộp đựng thực phẩm, đổ nước vào, đóng nắp lại sau đó cho vào ngăn đá của tủ lạnh để bảo quản.

Bảo quản với đá lạnh: Cho tôm vào hộp đựng thực phẩm, tiếp đó cho thêm một vài viên đá lạnh vào và đóng nắp lại rồi cho vào ngăn đá để bảo quản.

Bảo quản bằng muối: Bảo quản tôm bằng muối cũng tương tự như 2 cách trên. Đầu tiên các bà nội trợ vẫn cần rửa sạch tôm, sau đó cho tôm vào hộp đựng thực phẩm rồi cho khoảng 1 đến 2 thìa muối vào. Tiếp theo, đóng nắp hộp lại và lắc đều để muối thấm vào tôm rồi cho tôm vào ngăn đá bảo quản như bình thường.

Cùng chuyên mục