[GIẢI ĐÁP] Cây cỏ máu có tác dụng gì? Cỏ máu tăng cân thật không?
Cây cỏ máu là loại thảo dược vùng sơn cước được biết đến với nhiều công dụng như bổ khí huyết, thông kinh lạc, tăng cân,... Ngoài ra, cây cỏ máu có tác dụng gì? Cùng Tạp chí Tiếp thị & Gia đình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Thông tin về cây cỏ máu
Cây cỏ máu có tác dụng gì? Trước khi tìm hiểu về thông tin này chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin về cây cỏ máu nhé!
Tên gọi
Cây cỏ máu hay còn gọi là kê huyết đằng, dây máu người, cây máu người, huyết đằng, cây huyết rồng, cây hồng đăng, cây máu gà, đại hoàng đằng, đại huyết đằng. Cây cỏ máu có tên khoa học là Sargentodoxaceae, thuộc họ Huyết đằng.
Lý giải về tên gọi, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển Y Dược Học Cổ Truyền Dân Tộc - TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh giải thích rằng:
“Cỏ máu là tên dân gian của vị thuốc huyết đằng, người dân gọi như vậy bởi khi cắt ngang thân cây có dịch nhựa tiết ra màu đỏ như máu người. Trong Y học cổ truyền, thảo dược này có tên là huyết đằng bởi huyết là máu, đằng là dây leo nhưng bao đời nay người dân vẫn gọi đây là cây cỏ máu".
Đặc điểm thực vật
Cây cỏ máu là một loại cây dây leo lớn có thân gỗ, dài khoảng 10 mét, đường kính thân dao động từ 3- 4 cm. Thân hình trụ tròn hoặc hơi dẹt, lớp vỏ ngoài màu nâu nhạt, hơi thô ráp. Cắt đôi thân cây thấy chảy ra nhựa màu đỏ nên được người dân gọi là cây cỏ máu.
Lá cỏ máu có dạng lá kép, bao gồm 3 – 9 lá chét hình trứng. Mặt trên của lá bóng nhẵn, màu xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn. Lá chét nằm giữa cuống thường dài hơn so với các lá mọc hai bên.
Hoa cỏ máu mọc đâm ra từ các nách lá. Cuống hoa nhỏ, bên ngoài phủ lông mịn. Hoa mọc thành tràng mài tím. Quả ra vào tháng 9 đến tháng 10 trong năm. Quả đậu, hình trứng hoặc lưỡi liềm, dài khoảng 7cm, có lông nhung, chứa 3 – 5 hạt.
Phân bố
Bên cạnh Việt Nam, cây cỏ máu còn sinh trưởng ở một số quốc gia như Trung Quốc hay Lào. Ở nước ta, cây bổ máu được tìm thấy ở các vùng núi có độ cao trên 850m. Cỏ máu có thể mọc trong rừng hoặc ven các bờ sông suối.
-
Ở miền Nam: Cây có máu phân bố ở các tỉnh như Khánh Hòa, Bình Định, Đồng Nai, Vũng Tàu, Lâm Đồng, Quảng Trị…
-
Ở miền Bắc: Cỏ mực phát triển nhiều nhất ở các tỉnh miền núi như Tuyên Quang, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thanh Hóa…
Bộ phận sử dụng, Thu hái và chế biến
Bộ phận sử dụng: Thân của cây cỏ máu là bộ phận có giá trị dược liệu, được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Thu hái: Thân cây cỏ máu được người dân thu hái quanh năm, nhiều nhất từ tháng 8 - 10. Những thân cây có vỏ màu vàng, mịn, chắc, còn tươi sẽ được chọn cắt trước. Dược liệu được đem về cắt bỏ hết lá cành, phân loại theo kích thước. Dùng tươi hoặc sấy khô. Có 2 cách sơ chế dược liệu như sau:
-
Dùng tươi: Rửa sạch dược liệu, thái vát thành những phiến mỏng, để tươi dùng ngay
-
Dùng khô: Trước khi phơi khô, cần đem dược liệu đi ngâm nước. Thân cây nhỏ thì chỉ cần ngâm trong 1 – 2 giờ, thân to cần ngâm trong 3 ngày liền. Sau đó vớt ra, rửa sạch lại thêm lần nữa, thái mỏng. Làm khô bằng cách phơi hay sấy đều được.
Bảo quản: Dược liệu cỏ máu nếu không được bảo quản tốt sẽ rất dễ bị nấm mốc tấn công. Bệnh nhân khi tích trữ dược liệu chú ý để trong điều kiện nhiệt độ phòng ở những nơi khô ráo, mát mẻ. Khi sử dụng dược liệu vào mùa Đông hoặc mùa mưa, độ ẩm không khí khá cao. Nên tranh thủ đem dược liệu phơi thường xuyên trong những ngày có nắng hoặc đem sấy lại để thời gian bảo quản được lâu hơn.
Thành phần hóa học cây cỏ máu
Phân tích thành phần của cây cỏ máu trong phòng thí nghiệm thu được các chất sau: Beta Sitosterol, Daucosterol, 5 Alpha-Stigmastane-3 Beta, 9-Methoxycoumestrol, Milletol, Medicagol, Epicatechin, Nhựa, 4-tetrahydroxy chalcone, Protocatechuic acid, Licochalcone, Friedelan-3-Alpha-Ol, Chất nhựa, Glucozit, Tanin và một số hợp chất khác.
Cỏ máu có tác dụng gì?
Cỏ máu có tác dụng gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Có thể thấy, tác dụng của cây cỏ máu như sau:
Dưới góc nhìn Đông y
Trong các tài liệu y học cổ như Đông Dược Học Thiết Yếu hay Trung Dược Học thì cây huyết đằng có tính ấm, vị đắng và hậu ngọt, có mùi thơm nhẹ đặc trưng.
-
Cây thuốc này được quy vào 3 kinh là Can, Tỳ và Thận.
-
Công dụng: lợi huyết, thông kinh lạc, điều hoà kinh nguyệt, chỉ thống, hành huyết, thư cân, táo vị và mạnh gân cốt, chắc xương.
-
Chủ trị: thiếu máu, hư lao, khí huyết hư, suy nhược cơ thể, đổ mồ hôi trộm, người mệt mỏi, hoa mắt, kinh nguyệt không đều, đau dạ dày, đau lưng, nhức mỏi gối, thải độc, mát gan.
Theo Y học hiện đại cây cỏ máu có tác dụng gì?
Theo các phân tích khoa học nghiên cứu thì thân cây cỏ máu có chứa thành phần hoá học sau:
Nhựa cây, Beta Sitosterol, Milletol, Licochalcone, Daucosterol, Epicatechin, Protocatechuic acid, 5 Alpha-Stigmastane-3 Beta, 9-Methoxycoumestrol, 4-tetrahydroxy chalcone, Friedelan-3-Alpha-Ol… Nhờ đó, tác dụng cây cỏ máu kể đến như:
-
Tăng cường lưu thông khí huyết, tăng tuần hoàn máu trong cơ thể, bổ máu, giúp da dẻ hồng hào.
-
Hỗ trợ hệ tiêu hoá, ăn ngon, ngủ sâu, kích thích cảm giác thèm ăn, tốt cho người bị suy nhược, gầy yếu, muốn tăng cân an toàn.
-
Tốt cho phụ nữ, điều hoà kinh nguyệt, bổ máu, lợi sữa cho phụ nữ sau sinh.
-
Thanh lọc cơ thể, giải độc tố, giải cồn khi uống rượu, bia.
-
Hỗ trợ hệ tim mạch.
-
Hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, đau lưng, nhức gối, viêm khớp, xương cốt yếu.
-
Giúp mát gan, thanh lọc, giải độc gan, hạ men gan cao.
-
Cây cỏ máu phù hợp với đối tượng nào?
-
Cây cỏ máu có tốt không, đối tượng nào nên dùng? Nhờ những tác dụng tuyệt vời của cây cỏ máu mà đây là vị thuốc được nhiều đối tượng sử dụng.
Ai có thể sử dụng cây cỏ máu?
-
Phụ nữ sau sinh bị thiếu máu, gầy yếu, phụ nữ kinh nguyệt không đều.
-
Người bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, thiếu máu, da xanh, người chán ăn, người gầy yếu.
-
Người uống rượu bia thường xuyên, người bị men gan cao.
-
Người bị đau nhức xương khớp, tê bì tay chân, đau lưng, mỏi gối, người cao tuổi bị đau nhức tay chân, mắt kém.
Trên đây là những thông tin về cây cỏ máu cũng như cây cỏ máu có tác dụng gì. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã biết được giá trị mà cây cỏ máu mang lại. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, bạn đừng quên theo dõi chuyên mục Bác sĩ gia đình của Tiếp thị & Gia đình nhé!