Tiếp Thị Gia Đình

Thứ tư, 03/07/2024, 10:26 (GMT+7)

'80 - 90% trẻ em châu Á sẽ bị cận thị trong tương lai'

Đây là dự báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về tỷ lệ trẻ em sẽ bị cận thị ở châu Á, trong đó có Việt Nam, vào năm 2050.

Trẻ em Việt Nam sẽ bị cận thị khoảng 80 - 90%

Theo các số liệu trên thế giới, sau dịch COVID-19, số trẻ em Việt Nam cận thị tăng cao đáng kể.

Dự báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự đoán 50% dân số trên thế giới sẽ bị cận vào năm 2050, riêng ở châu Á cận thị nhiều hơn do yếu tố chủng tộc, với 80-90% trẻ em châu Á sẽ bị cận thị, theo Thương hiệu sản phẩm.

Theo Bác sĩ CKII Phan Hồng Mai - trưởng khoa khúc xạ, Bệnh viện Mắt TP.HCM cho biết trẻ em mắc bệnh cận thị ngày càng có xu hướng tăng, đặc biệt sau mùa dịch COVID-19, trẻ học online trên máy vi tính kéo dài, nhiều trẻ bị "nhốt" ở trong nhà và những trẻ đã bị cận thì càng dễ tăng độ thêm.

Chuyên gia cảnh báo hiện nhiều bố mẹ đã cho trẻ lệ thuộc quá nhiều vào các thiết bị điện tử, như smartphone, máy tính bảng. Đặc biệt, phụ huynh cho trẻ dùng các thiết bị này khi đã lên giường đi ngủ trong điều kiện tắt đèn, thiếu sáng, dẫn đến tỷ lệ trẻ em mắc tật cận thị ngày càng tăng cao.

Hình ảnh 105

'Thủ phạm' thiết bị điện tử, ánh sáng xanh

Bên cạnh nguyên nhân do ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử, việc thường xuyên nhìn gần, tư thế ngồi không đúng, đọc sách trong tư thế nằm ngửa, đọc ở những nơi không đủ ánh sáng, tự ý đeo kính cận không đúng tiêu cự cũng sẽ khiến cho độ cận tăng nặng thêm.

Theo các bác sĩ chuyên khoa Mắt, dấu hiệu của cận thị học đường rất dễ nhận biết. Đối với các bạn nhỏ, thường khi xem ti vi trẻ sẽ tiến lại gần ti vi hơn hoặc khi đọc sách, học bài trẻ thường cúi sát mặt xuống. Nhiều trẻ có biểu hiện nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi học bài hoặc xem ti vi, nhiều trẻ có thể đọc nhầm dòng, sai dòng, viết không chính xác.

Để phòng tránh tác hại của ánh sáng xanh, phụ huynh nên sắp xếp cho trẻ thời gian biểu học tập hợp lý, chỉnh chế độ "night light" trên màn hình máy tính. Bên cạnh đó, trẻ cần được mang kính có chức năng lọc ánh sáng xanh khi sử dụng thiết bị điện tử.

Khám mắt khi có dấu hiệu bất thường

Phụ huynh cần hạn chế cho trẻ học bằng điện thoại bởi màn hình điện thoại khá nhỏ, tốt nhất nên sử dụng máy tính để bàn (desktop) hoặc máy tính xách tay (laptop). Có thể sử dụng tivi kết nối với máy tính xách tay để có được một màn hình lớn hơn, tuy nhiên cần lưu ý đến độ cao và khoảng cách của tivi đối với vị trí của trẻ.

Đồng thời, việc xây dựng thời lượng học tập của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay (35-45 phút một tiết học, có 5-10 phút chuyển tiết và có giờ giải lao 15-20 phút sau mỗi ba tiết học) đã dựa trên khả năng tập trung của mắt. Do đó, phụ huynh nên nhắc nhở các bé thời gian nghỉ giữa hai tiết học và thời gian giải lao để nghỉ ngơi mắt. Khi giải lao, phụ huynh không nên cho trẻ tiếp xúc với thiết bị kể cả tivi.

Bỏ những thói quen có hại cho mắt như: Nằm, quỳ để đọc sách hoặc viết bài; đọc sách báo, tài liệu khi đang đi trên ô tô, tàu hỏa, máy bay; đọc sách có chữ quá nhỏ in trên giấy vàng hoặc đen.

Kết hợp thường xuyên các thực phẩm dưới đây để giúp đôi mắt luôn được sáng khỏe, giảm nguy mắc cận thị: vitamin A, vitamin C, beta-caroten, lutein, selenium trong các thực phẩm như cá, thịt, các loại rau xanh và hoa quả,...

Khi phát hiệu dấu hiệu của cận thị thì ngay lập tức đi khám để có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Cùng chuyên mục