Tiếp Thị Gia Đình

Thứ năm, 26/10/2023, 13:00 (GMT+7)

Cách giặt mũ bảo hiểm đúng cách sạch sẽ ngay tại nhà

Cách giặt mũ bảo hiểm đúng cách bạn đã biết chưa. Mũ bảo hiểm là vật dụng sử dụng hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, mồ hôi do đó cần được vệ sinh sạch sẽ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào dòng sản phẩm, bạn sẽ cần giặt mũ bảo hiểm đúng cách để đạt được kết quả làm sạch tốt nhất. Cùng tìm hiểu cách giặt mũ bảo hiểm đúng cách trong bài viết dưới đây nhé!

Cách giặt mũ bảo hiểm Fullface

Bạn đã biết cách giặt mũ bảo hiểm fullface chưa? Nếu chưa hãy cùng chúng tôi theo dõi chi tiết ở dưới đây.

Giặt mũ bảo hiểm fullface có thể tháo rời lớp lót

Cách giặt mũ bảo hiểm Fullface có thể tháo rời lớp lót tương tự như mũ bảo hiểm nửa đầu thông thường. Việc tháo rời các bộ phận sẽ giúp mũ dễ dàng vệ sinh hơn. Việc đầu tiên bạn cần làm là tháo rời các bộ phận của mũ như xốp lót, vải lót, quai mũ, kính che mặt.

Bước 1: Vệ sinh các bộ phận bên trong

Lấy một ít nước giặt hoặc bột giặt pha với nước ấm trong một cái chậu nhỏ. Mang lớp lót xốp ngâm trong khoảng 10-15 phút, sau đó dùng bàn chải đánh răng để vệ sinh sạch bụi bẩn và rửa sạch bằng nước ấm. Đối với phần quai mũ và miếng lót mũ bảo hiểm, bạn nên giặt bằng bột giặt như quần áo thông thường. Sau khi giặt, ngâm phần quai mũ và lớp lót với nước xả để mềm và thơm hơn.

cach-giat-mu-bao-hiem-1
Cách giặt mũ bảo hiểm fullface có thể tháo rời lớp lót

Bước 2: Vệ sinh kính

Tiếp theo là vệ sinh phần lưỡi trai hoặc kính trên mũ. Bạn xịt nước lau kính lên bề mặt kính rồi dùng khăn mềm lau lại cho đến khi mặt kính sáng và trong không còn các vân mờ. Bạn nên hết sức cẩn thận trong quá trình lau chùi để tránh trầy xước vì có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn khi lái xe.

Bước 3: Vệ sinh vỏ mũ bảo hiểm

Đối với vỏ mũ bảo hiểm, vết bẩn có thể được loại bỏ bằng cách sử dụng khăn mềm thấm một ít nước xà bông Đừng bao giờ sử dụng các loại thuốc tẩy hoạt tính mạnh, vì chúng có thể làm phai màu hoặc mất màu sơn trên mũ. Cuối cùng, chỉ cần dùng khăn thấm nước ấm lau sạch lại là được.

Nếu mũ có các lỗ thông gió, bạn có thể dễ dàng làm sạch các lỗ nhỏ đó bằng tăm bông.

Bước 4: Phơi khô các bộ phận

Bước cuối cùng là làm khô các bộ phận đã được làm sạch ở nơi thoáng mát hoặc sử dụng quạt quạt. Không nên phơi các bộ phận của mũ dưới ánh nắng mặt trời vì chúng có thể bị phai màu, điều này không tốt cho chiếc mũ của bạn.

Khi các bộ phận đã khô hoàn toàn, chỉ cần lắp ráp lại chúng theo thứ tự như cũ. Vây chiếc mũ của bạn đã có thể trở lại hình dạng ban đầu, sạch sẽ và có mùi thơm.

cach-giat-mu-bao-hiem-3
Phơi khô mũ bảo hiểm sau khi làm sạch

Giặt mũ bảo hiểm fullface không thể tháo rời lớp lót

Đối với mũ không tháo được, nên dùng dầu gội đầu thay cho bột giặt. Đầu tiên, bạn cũng cần pha một bát nước ấm với một ít dầu gội đầu. Bạn rửa sơ phần vỏ mũ bên ngoài, sau đó ngâm mũ vào dung dịch dầu gội đã pha. Dùng bàn chải đánh răng nhẹ nhàng làm sạch miếng đệm, mút và quai mũ bảo hiểm. Sau đó xả lại với nước cho đến khi không còn bọt dầu gội.

Với phần vỏ, bạn cũng có thể dùng khăn lau sạch như trên, sau đó mang phơi ở những nơi thoáng mát. Đảm bảo mũ khô hoàn toàn trước khi đội, tránh tình trạng mũ còn ướt sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi và khiến mũ có mùi mốc.

cach-giat-mu-bao-hiem-2
Cách giặt mũ bảo hiểm fullface không thể tháo rời lớp lót

Giặt mũ bảo hiểm nửa đầu

Tương tự như mũ bảo hiểm fullface, mũ bảo hiểm nửa đầu vẫn cần được vệ sinh thường xuyên, vì các vi khuẩn bên trong mũ dễ phát triển, bụi bẩn tích tụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là tóc và da đầu.

Cách thực hiện:

Bước 1: Tháo rời các bộ phận

Đầu tiên, bạn hãy tháo các phụ kiện trên mũ như kính, camera hành trình... và để chúng sang một bên. Chuẩn bị một tô nước sạch, cho dầu gội vào, tạo bọt với lượng vừa đủ, lưu ý không nên lỏng quá, nếu không sẽ khó diệt hết vi khuẩn.

Bước 2: Làm sạch mũ bảo hiểm

Tiếp theo, bạn dùng bình xịt hoặc vòi xịt nước trực tiếp lên mũ, nhớ xịt cả mặt trong và mặt ngoài của mũ để rửa sạch lớp bụi bẩn đó. Tuy nhiên, không nên dùng lực quá mạnh khi xịt để có thể mang đến hiệu quả tốt nhất.

Nhúng trực tiếp mũ bảo hiểm vào nước xà phòng vừa chuẩn bị. Ấn đều và trùm kín mũ, đặc biệt là phần bên trong, vì lớp lót bên trong có xu hướng chứa nhiều vi khuẩn có thể gây bệnh da đầu. Dùng bàn chải đánh răng chà nhẹ từ trong ra ngoài mũ bảo hiểm, chú ý không bỏ sót chỗ nào và không chà quá mạnh. 

Tiếp tục xịt nước lên mũ để rửa trôi phần dầu gội và tiếp tục rửa mũ cho đến khi bọt xà phòng trôi hết.

cach-giat-mu-bao-hiem-4
Cách giặt mũ bảo hiểm nửa đầu

Bước 3: Phơi khô mũ bảo hiểm 

Phơi mũ bảo hiểm ở nơi có nhiều ánh nắng nhất. Tốt nhất, bạn nên lộn ngược mũ bảo hiểm để lớp lót tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Điều này sẽ giúp hơi ẩm bốc hơi nhanh hơn và mùi mồ hôi sẽ nhanh chóng biến mất. Lưu ý khi lộn ngược mũ bảo hiểm phải lót một chiếc khăn mềm bên dưới.

Sau khi mũ khô, bạn có thể lắp lại các phụ kiện như cũ. Bằng cách này, bạn có thể hoàn thành quy trình vệ sinh mũ bảo hiểm nửa đầu một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Giặt mũ bảo hiểm có thể tháo rời

Việc vệ sinh sẽ dễ dàng hơn với những chiếc mũ bảo hiểm có thể tháo rời các bộ phận bên trong và bên ngoài.

Cách thực hiện:

Bước 1: Tháo rời các bộ phận của mũ

Đầu tiên tháo rời các bộ phận trên mũ như kính che nắng (nếu có), quai, lưỡi trai, lớp đệm, xốp lót bên trong mũ. Trong bước này, hãy nhẹ nhàng để tránh gây ảnh hưởng hay hỏng hóc mũ bảo hiểm.

Bước 2: Giặt lớp lót mũ bảo hiểm

Đầu tiên, hòa tan một lượng bột giặt hoặc nước giặt vừa đủ với nước ấm, sau đó ngâm lớp xốp lót của mũ trong vòng 10-15 phút. Lớp lót xốp có thể được làm sạch bằng bàn chải đánh răng hoặc bàn chải mềm. Phần quai cài và phần vải đệm dùng bột giặt pha với nước ấm để vệ sinh.

cach-giat-mu-bao-hiem-5
Cách giặt mũ bảo hiểm có thể tháo rời

Bước 3: Vệ sinh kính và lưỡi trai của mũ

Đối với kính (nếu có) và phần lưỡi trai của mũ bảo hiểm, xịt nước lau kính lên bề mặt và lau sạch bằng khăn hoặc giấy. Không nên lau kính bằng các sản phẩm tẩy rửa mạnh hoặc các vật sắc nhọn, có độ mài mòn cao.

Bước 4: Làm sạch phần vỏ của mũ bảo hiểm

Trong bước này, bạn sẽ tiến hàng làm sạch lớp vỏ bên ngoài của mũ bảo hiểm. Bạn có thể dùng bột giặt hoặc nước rửa chén pha với nước ấm, sau nhúng khăn mềm vào và lau lên phần vỏ.

Lau nhiều lần cho đến khi các vết bẩn trên được loại bỏ hoàn toàn. Đối với dây mũ bảo hiểm có lỗ thông hơi, bạn có thể dùng tăm bông để vệ sinh. Không bao giờ sử dụng hóa chất tẩy rửa mạnh, vì điều này sẽ làm mất lớp sơn bảo vệ của vỏ mũ, khiến mũ dễ bị cũ và bẩn trong tương lai.

Bước 5: Phơi khô mũ bảo hiểm

Sau khi giặt mũ bảo hiểm, hãy phơi tất cả các bộ phận trên ở nơi khô ráo, thoáng mát. Với phần lót xốp, không nên phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Sau khi các bộ phận trên khô hoàn toàn, bạn lắp chúng lại như ban đầu là xong.

Lưu ý khi phơi mũ bảo hiểm

Dưới đây là một số lưu ý khi phơi mũ bảo hiểm:

  • Khi phơi mũ bảo hiểm không nên phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời mà chỉ phơi ở nơi có nắng nhẹ, có gió, khô ráo và thỉnh thoảng nên lật ngược mũ để làm khô lớp vải bên trong mũ. Vì nếu để dưới ánh nắng trực tiếp quá lâu sẽ làm giảm độ bền của mũ.

  • Trước khi lộn ngược mũ bảo hiểm, nên lót một miếng vải mềm bên dưới để tránh làm trầy xước vỏ khi cọ xát với các bề mặt khi khô.

  • Giặt mũ vào buổi sáng và đảm bảo hôm đó trời không mưa để mũ có thể khô sau khi giặt và phơi.

cach-giat-mu-bao-hiem-6
Không nên phơi mũ bảo hiểm trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời

Một số lưu ý cho bạn khi sử dụng mũ bảo hiểm

Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng mũ bảo hiểm:

  • Sau khi đi mưa về, nên lau khô mũ bảo hiểm và kính che mặt bằng khăn mềm. Dùng quạt hoặc máy sấy để làm khô quai mũ và lớp lót để hạn chế vi khuẩn phát triển.

  • Không sử dụng mũ bảo hiểm khi tóc ướt, vì điều này có thể dẫn đến gàu và thậm chí nhiễm nấm.

  • Không để khăn, găng tay hoặc bất kỳ vật dụng nào khác bên trong mũ. Bụi bẩn và mồ hôi từ găng tay có thể thấm vào mũ khiến lớp lót bị ảnh hưởng.

  • Bảo quản cẩn thận tấm che mắt trên mũ và lau chùi thường xuyên bằng vải mềm. Nếu kính bị trầy xước quá mức thì nên thay kính mới.

  • Đảm bảo vệ sinh mũ bảo hiểm của bạn ít nhất mỗi tháng một lần

  • Không làm rơi mũ nhiều lần, vì điều này có thể làm nứt vỏ mũ bảo hiểm hoặc lớp xốp bên trong.

cach-giat-mu-bao-hiem-7
Nên vệ sinh mũ bảo hiểm thường xuyên

Mũ bảo hiểm là vật dụng cần thiết khi tham gia giao thông để giữ an toàn cho bạn và những người xung quanh. Mong rằng những chia sẻ của Tiếp Thị Gia Đình về cách giặt mũ bảo hiểm trong bài viết này có thể giúp bạn giữ cho chiếc mũ của mình luôn trong tình trạng sạch nhất, thơm tho nhất và an toàn nhất. Hy vọng mẹo vặt gia đình này hữu ích với bạn!

Cùng chuyên mục