Giải đáp: Bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh không? Một số dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu nên biết?
Bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh? Đây là hiện tượng khá phổ biến ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Liệu hiện tượng này có phải dấu hiệu lâm bồn hay không? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời ngay dưới đây nhé!
Bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh?
Nhiều mẹ bầu cảm thấy lo sợ và bất tiện khi gặp hiện tượng đau nhức xương mu. Theo các chuyên gia, việc thai phụ đau xương mu nhất là vào tuần thứ 37 là rất phổ biến. Hầu như các cơn đau đều nhẹ và không gây quá nhiều đau đớn, vậy bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh hay không?
Hiện tượng bà bầu đau xương mu là do nồng độ hormone relaxin trong cơ thể bà bầu tăng cao làm cho xương mu căng nở, lỏng lẻo, điều này hỗ trợ cho việc sinh nở của các mẹ. Vì vậy, việc bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh không? Theo các chuyên gia, đây chỉ là hiện tượng cơ thể thay đổi chuẩn bị cho quá trình sinh nở không phải sắp sinh. Hoặc có thể là do vị trí, sự vận động của thai nhi thay đổi và tư thế nằm của người mẹ cũng khiến xương mu đau. Nếu như cơn đau xương mu nghiêm trọng, ảnh hưởng cuộc sống thì mẹ bầu nên đi đến các phòng khám để được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân đau xương mu khi mang thai
Nếu bà bầu đau xương mu không phải là dấu hiệu của việc sắp sinh vậy nguyên nhân do đâu. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau xương mu khi mang thai:
- Thai nhi quay đầu: Có thể bạn chưa biết, xương mu có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể thai nhi. Vì vậy, càng vào những tuần cuối của thai kỳ, đầu thai nhi bắt đầu xuống thấp hơn, lượng hormone Relaxin tăng cao nhằm giúp vùng xương chậu và dây chằng giãn nở, làm lỏng lẻo tạo điều kiện thuận lợi cho bé chào đời. Chính vì vậy, vào những tuần cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội ở vùng xương mu và cơn đau nhức sẽ giảm khi bé quay đầu hoàn toàn.
- Do mẹ bầu vận động và đi lại nhiều: Vào những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn và hạn chế đi lại, vận động. Bởi, nếu mẹ bầu vận động nhiều, mang vác đồ nặng,... sẽ gây áp lực lên dây chằng, xương mu, từ đó gây đau nhức ở vùng khớp háng, bẹn, hông và đùi,…
- Mẹ bầu thiếu canxi: Theo các chuyên gia, việc mẹ bầu bị đau xương mu trong quá trình mang thai nhất là vào tháng cuối thai kỳ có thể là do thiếu canxi. Bởi việc thiếu canxi sẽ khiến xương bị loãng và trở nên yếu ớt, dễ bị đau nhức.
- Mẹ bầu bị phù nề: Mẹ bầu khi mang thai tuần hoàn máu sẽ tăng cao, mà nhau thai là nơi cung cấp dinh dưỡng để nuôi thai nhi. Vì vậy, vùng xương mu của mẹ sẽ phải hoạt động nhiều, một số mẹ xuất hiện tình trạng phù nề, gây chèn ép và dẫn đến đau xương mu.
- Mẹ bầu có tiền sử bệnh thoát vị đĩa đệm và thoái hóa khớp háng: Nếu mẹ bầu có tiền sử những bệnh về xương khớp này thì tình trạng đau xương mu trong quá trình mang thai là điều không thể tránh khỏi. Bởi khi mang thai cột sống phải đỡ trọng lượng cơ thể quá nặng, từ đó dẫn đến hiện tượng thoát vị đĩa đệm và xương khớp bị thoái hóa nhanh hơn gây đau nhức.
Bà bầu đau xương mu có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia khoa sản, hầu hết hiện tượng đau xương mu ở mẹ bầu đều không gây nguy hiểm đến cho mẹ hay trẻ. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài liên tục có thể ảnh hưởng đến di chuyển, vận động hàng ngày của mẹ bầu. Vì vậy, trong trường hợp mẹ bầu gặp tình trạng đau xương mu kéo dài, đau nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện để hỗ trợ.
Ngoài ra, hầu hết mẹ bầu nào cũng có thể bị đau xương mu trong thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu không cần quá lo lắng khi gặp tình trạng này. Nhưng, nếu cơn đau mu chuyển thành những cơn đau co thắt tử cung, cộng thêm tiết dịch ở âm đạo thì mẹ hãy nhanh chóng đến bệnh viện, đây có thể là dấu hiệu của việc sinh non.
Cách khắc phục khi bà bầu đau xương mu
Mặc dù việc đau xương mu không nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng có thể ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu. Để khắc phục tình trạng đau xương mu, thì mẹ bầu có thể áp dụng một số phương pháp sau:
- Mẹ bầu cần nghỉ ngơi đúng cách: Trong suốt quá trình mang thai, việc rèn luyện sức khỏe là điều cần thiết, nhưng cần hợp lý. Mẹ bầu không cần phải cố gắng quá mức khi sức khỏe không cho phép. Hãy xây dựng thời gian biểu hợp lý kết hợp vận động và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp mẹ giảm những triệu chứng đau xương mu.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: Trong suốt quá trình mang, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, các nhóm vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn hàng ngày để tăng cường sức khỏe và giảm tình trạng đau nhức xương mu, xương chậu và đau thắt lưng khi mang thai.
- Sử dụng đai bụng: Việc mẹ bầu sử dụng đai bụng bầu có thể giảm áp lực lên vùng xương chậu phía dưới. Ngoài ra, đai bụng bầu cũng có chức năng nâng đỡ bào thai, làm cho thai nhi không bị tụt xuống quá sâu, tránh đau xương mu cho mẹ.
- Duy trì luyện tập thể dục: Trong giai đoạn mang thai, mẹ có thể luyện tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hoặc yoga để rèn luyện thể chất và giúp hệ xương khớp khỏe mạnh. Tuy nhiên, với một số bài tập thể chất đặc biệt, mẹ hãy luyện tập theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Xoa bóp cơ thể: Tình trạng đau xương mu của mẹ bầu có thể cải thiện đáng kể khi khi xoa bóp, massage vùng lưng, xương, để xoa dịu cơn đau.
Một số dấu hiệu sắp sinh mẹ nên biết
Những dấu hiệu nào cho biết mẹ bầu sắp sinh? Các mẹ có thể tham khảo những dấu hiệu dưới đây để chuẩn bị mọi thứ thật chu đáo.
Sa bụng
Biểu hiện rõ rành nhất cho biết bạn sắp sinh là hiện tượng sa bụng. Lúc này, thai nhi sẽ di chuyển dần vào khu vực khung xương chậu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Hiện tượng này, mẹ bầu mang thai lần đầu tiên sẽ cảm nhận rõ ràng hơn so với những mẹ sinh con thứ. Mẹ bầu có thể thấy hiện tượng này xảy ra trước một vài tuần hoặc vài giờ trước khi mẹ chuyển dạ.
Dịch nhầy thay đổi
Vào những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu thấy có nhiều dịch nhầy màu vàng hoặc hồng nhạt xuất hiện thì nên lưu ý. Bởi những dịch tiết âm đạo này là do nút nhầy ở trong tử cung đã bị bong ra. Đây là một trong những dấu hiệu sắp sinh trước 2 đến 7 ngày. Lúc này, các mẹ nên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng và sẵn sàng tới ngay bệnh viện vì cổ tử cung đang mở và sắp sinh trong thời gian ngắn.
Tiêu chảy
Vào khoảng thời gian sắp đến ngày dự sinh, hiện tượng tiêu chảy có thể là dấu hiệu cho thấy bạn sắp đón bé con chào đời. Nguyên nhân của dấu hiệu tiêu chảy khi chuyển dạ là do các hormone được tiết ra nhằm tạo thuận lợi cho sự ra đời của em bé có thể kích thích hệ tiêu hóa của bạn khiến bạn bị tiêu chảy hoặc nôn mửa.
Vỡ nước ối
Vỡ nước ối là dấu hiệu phổ biến nhất để báo hiệu quá trình sinh đẻ của mẹ bầu. Dấu hiệu này thường xảy ra đột ngột vào ban đêm, nếu mẹ bầu có cảm giác ra nước ướt quần và có mùi tanh nồng của dịch ối. Đây chắc chắn là triệu chứng của ối vỡ sớm, báo hiệu dấu hiệu mẹ bầu sắp đẻ.
Xuất hiện cơn gò tử cung
Càng về những tuần cuối của thai kỳ, những cơn gò tử cung sẽ diễn ra ngày càng nhiều khiến bạn khó chịu. Những cơn đau này có thể diễn ra liên tục và đều đặn, khoảng 5-7 phút sẽ bị gò tử cung một lần. Lúc này, các mẹ có thể tắm nước ấm bằng vòi hoa sen hoặc có thể massage để giảm đau.
Các cơn gò này có tác dụng hỗ trợ thai nhi lọt xuống tiểu khung xương chậu, chuẩn bị cho quá trình chào đời.
Đau lưng một cách dữ dội
Hiện tượng đau lưng hoặc đau trằn bụng dưới là do hormone axetic làm cho các khớp ở vùng chậu giãn nở, các dây chằng mềm hơn để khung chậu của mẹ rộng hơn, giúp cho thai nhi lọt xuống một cách dễ dàng. Dấu hiệu này khá rõ khi mẹ di chuyển nhiều hoặc ngồi lâu.
Trong bài viết này, chúng tôi đã giải đáp cho bạn câu hỏi: Bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh? Hy vọng những kiến thức về làm cha mẹ này giúp ích được cho bạn. Việc nhận biết được các dấu hiệu sắp sinh sẽ giúp mẹ bầu có sự chuẩn bị tâm lý tốt nhất khi sinh nở.