Thứ sáu, 19/01/2024, 17:19 (GMT+7)

Ăn sớm hơn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch?

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, thời gian ăn sáng và ăn tối có liên quan mật thiết đến các vấn đề tim mạch.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications, ăn sáng sau 9h sáng và ăn tối sau 21h có liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn, đặc biệt là ở phụ nữ. Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ hơn 103.000 người Pháp trưởng thành, trong đó phần lớn là phụ nữ tham gia nghiên cứu NutriNet-Santes. Những người này đã theo dõi thói quen sức khỏe từ năm 2009.

tim mach
Ăn sáng và ăn tối sớm hơn góp phần giảm nguy cơ bệnh tim mạch

Nhóm nghiên cứu phân tích trung bình 5,7 nghìn hồ sơ chế độ ăn uống trong 24 giờ của các đối tượng trong khoảng thời gian trung bình là 7,2 năm. Mỗi giờ trì hoãn ăn bữa đầu tiên trong ngày có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch tổng thể cao hơn.

Điều này cũng đúng với mỗi giờ trì hoãn bữa ăn cuối cùng trong ngày. Kết quả cho thấy, những người ăn bữa cuối sau 21h có nguy cơ mắc bệnh mạch máu não cao hơn 28% so với những người ăn bữa cuối trước 20h. Thông qua nghiên cứu, các nhà khoa học chỉ ra rằng, thời gian dùng bữa có tác động đến sức khỏe tim mạch. Sau đây là cơ chế tác động cũng như các cách tối ưu hóa dinh dưỡng cho sức khỏe tim mạch.

Thời gian ăn ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch như thế nào?

Theo nhóm nghiên cứu, mối liên hệ giữa thời gian bữa ăn và sức khỏe tim mạch có thể liên quan sự tương tác giữa việc ăn uống và nhịp sinh học.

Thứ nhất, hai yếu tố này đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của tim. Nhịp sinh học bẩm sinh của chúng ta có ảnh hưởng mạnh mẽ đến độ nhạy insulin - mức độ mà cơ thể có thể sử dụng đường từ thực phẩm.

Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng cơ thể nhạy cảm với insulin vào buổi sáng hơn buổi tối. Độ nhạy giảm gây ra tình trạng kháng insulin, có thể dẫn đến các rối loạn chuyển hóa tim như viêm, rối loạn chức năng nội mô và tăng huyết áp.

Thứ hai, hai điều này đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Nếu bạn trì hoãn bữa ăn sáng có thể tự tạo ra tình trạng hấp thu insulin kém và do đó gây nguy hiểm cho sức khỏe tim mạch. Còn ăn muộn vào buổi tối, khi melatonin (hormone ngủ) đạt đỉnh điểm có thể ngăn cơ thể chuyển hóa thức ăn.

tim mach
Ăn quá khuya không tốt cho sức khỏe

Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy, việc ăn sớm hơn vào buổi tối so với ăn muộn hơn vào ban đêm có nhiều khả năng gây tăng cân và làm suy giảm quá trình chuyển hóa chất béo. Béo phì có liên quan chặt chẽ với bệnh tim nên không có gì ngạc nhiên khi yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Mặc dù nghiên cứu mới tìm thấy mối liên hệ đáng kể giữa sức khỏe tim mạch và thời gian ăn, nhưng nghiên cứu này vẫn có một số hạn chế. Những người ăn muộn hơn vào ban đêm cũng có nhiều hành vi kém lành mạnh hơn so với những người ăn tối sớm hơn. Họ có nhiều khả năng hút thuốc, uống nhiều rượu hơn và đi ngủ muộn hơn đã góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Thời gian bữa ăn để có sức khỏe tim mạch tối ưu

Không có cách tiếp cận nào phù hợp cho tất cả mọi người về thời gian bữa ăn, nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng, một số kiểu ăn nhất định có thể tốt cho tim mạch hơn. Tuy nhiên, việc ăn sáng và ăn tối sớm hơn trong ngày có thể tối ưu cho sức khỏe tim mạch nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận kết quả về tim mạch.

Bên cạnh đó, việc tập trung vào khẩu phần ăn cũng là điều thông minh. Nhóm nghiên cứu khuyến nghị bạn nên ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và cá… để hỗ trợ sức khỏe tim mạch.​

Cùng chuyên mục